Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
we_are_one
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
we_are_one

Tên Thật : Trần Thủy
Tổng số bài gửi : 122
Ngày gia nhập : 30/04/2011
Tuổi : 43
Làm việc tại : Cần thơ
Giới tính : Nam

Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất   Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất I_icon_minitime2011-10-06, 12:16 am

TP - Sau vệ tinh UARS của Mỹ rơi xuống trái đất cuối tuần qua, vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11, vệ tinh ROSAT của Đức cũng sẽ rơi không kiểm soát được xuống trái đất.

Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất ImageHandler

Dù nhỏ hơn UARS một chút, nhưng vệ tinh của Đức được cho là sẽ văng ra nhiều mảnh hơn và có nguy cơ rơi xuống đầu một ai đó cao hơn so với vệ tinh UARS. Vệ tinh ROSAT được phóng lên vào năm 1990 và ngừng hoạt động vào năm 1998 với trọng lượng 2.500 tấn.
Cơ quan vũ trụ Đức ước tính có khoảng 30 mảnh vỡ dưới hai tấn sẽ được cứu khi về trái đất. Những mảnh vụn của nó có thể bao gồm những mảnh gương sắc. Heiner Klinkrad, trưởng phòng mảnh vụn không gian tại cơ quan hàng không châu Âu cho biết, một hoặc hai giờ trước khi vệ tinh này rơi sẽ không thể đoán chính xác được thời gian và địa điểm rơi của nó.
ST
(Theo Reuters)


Được sửa bởi we_are_one ngày 2011-10-06, 12:20 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
we_are_one
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
we_are_one

Tên Thật : Trần Thủy
Tổng số bài gửi : 122
Ngày gia nhập : 30/04/2011
Tuổi : 43
Làm việc tại : Cần thơ
Giới tính : Nam

Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất   Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất I_icon_minitime2011-10-06, 12:18 am

Vệ tinh hết tuổi thọ gây nguy hiểm thế nào?


Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất Images785880_T15_rac_vu_tru[/URL]
Vệ tinh hết tuổi thọ có thể gây ra những mối đe dọa rất lớn.
Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam trả lời: Hiện nay, việc lưu thông trên không gian ngày càng không an toàn, vì bất cứ lúc nào cũng có thể va phải một vệ tinh đã hết tuổi thọ bay lang thang, hoặc va phải vô số những mảnh vỡ của những vệ tinh như vậy.

Các nhà khoa học đã chỉ ra những vệ tinh hết tuổi thọ có thể gây ra những mối đe dọa rất lớn. Đầu tiên nó, hoặc những mảnh vụn của nó có thể va chạm vào các vệ tinh đang hoạt động trong quỹ đạo. Ngoài ra, nó có thể va chạm với các trạm không gian, thậm chí có thể va chạm và đe dọa tới tính mạng của các nhà du hành vũ trụ làm việc trên các tàu con thoi hoặc các trạm vũ trụ quốc tế. Vì thế, người ta đang tính đến việc phải thu gom lại lượng rác thải này.
Về Đầu Trang Go down
tuananh_pro_xsat
Moderators
Moderators
tuananh_pro_xsat

Tên Thật : nguyễn tuấn anh
Tổng số bài gửi : 344
Ngày gia nhập : 06/03/2010
Tuổi : 33
Làm việc tại : nghệ an
Giới tính : Nam

Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất   Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất I_icon_minitime2011-10-07, 7:27 pm

Bão sao băng xuất hiện vào ngày mai

KHOA HỌCThứ sáu, 7/10/2011, 17:20 GMT+7
E-mail Bản In
Bão sao băng xuất hiện vào ngày mai

Các cơ quan vũ trụ trên thế giới lo ngại trận mưa sao băng ngày mai có thể biến thành bão và đe dọa các vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo địa cầu.


Với số lượng sao băng rơi có thể lên tới 600 vệt mỗi giờ, trận mưa sao băng Draconid ngày mai có thể biến thành bão. Ảnh: space.com.
National Geographic dẫn lời các nhà thiên văn cho biết mưa sao băng Draconid sẽ xuất hiện vào ngày mai. Số lượng sao băng rơi ngày mai có thể lên tới 600 vệt mỗi giờ - lớn hơn nhiều so với tốc độ mưa sao băng Perseid hồi tháng 8 - nên người ta có thể gọi nó là bão sao băng. Tốc độ rơi của sao băng vào khoảng 20 km/giây.

Khoảng thời gian mưa sao băng Draconid đạt đỉnh sẽ diễn ra vào ban ngày ở bán cầu tây nên người dân sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát bởi ánh sáng mặt trời. Ngược lại, mưa sao băng rơi mạnh nhất vào ban đêm ở bán cầu đông. Tuy nhiên, hiện tượng trăng tròn khiến việc quan sát sao băng ở bán cầu đông cũng trở nên khó khăn.

“Tất cả người dân ở Bắc Mỹ sẽ không thể ngắm sao băng Draconid trong giai đoạn đỉnh. Những người quan sát ở châu Âu và châu Á có thể có cơ hội tốt hơn”, nhà thiên văn Raminder Singh Samra của Trung tâm Vũ trụ H.R MacMillan tại Canada bình luận.

Khả năng xuất hiện của “bão sao băng Draconid” khiến Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và cơ quan vũ trụ tại nhiều nước khác lo ngại nó có thể tác động xấu tới Trạm Không gian quốc tế (ISS) và các vệ tinh nhân tạo đang xoay quanh trái đất.

“Trong mọi trận mưa sao băng, các vệ tinh nhân tạo và ISS luôn phải đối mặt nguy cơ va chạm với các hạt bụi vũ trụ. Chúng ta chẳng có cách nào để tránh nguy cơ đó, trừ việc hy vọng sự va chạm chỉ gây nên tác động nhỏ”, Samra cho biết.

Mưa sao băng từng gây thiệt hại cho nhiều vệ tinh nhân tạo trên thế giới. Vệ tinh Olympus của Cơ quan Vũ trụ châu Âu mất thăng bằng và xoay tròn sau trận mưa sao băng Perseid vào năm 1993. Mưa sao băng Perseid cũng khiến vệ tinh Landsat 5 mất thăng bằng và rời khỏi quỹ đạo vào năm 2009.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia tin rằng nguy cơ phá hoại vệ tinh nhân tạo của mưa sao băng Draconid sẽ thấp, bởi những sao băng đó sẽ di chuyển với tốc độ gần bằng một nửa tốc độ của các trận mưa sao băng khác. Trên thực tế Draconid là một trong những trận mưa sao băng chậm nhất. Vì thế họ cho rằng sao băng Draconid không thể biến thành plasma sau khi va chạm với vệ tinh nhân tạo vào ngày mai.

Năm ngoái NASA từng tính đến khả năng đổi quỹ đạo bay của Trạm Không gian quốc tế và kính viễn vọng không gian Hubble để chúng tới vị trí an toàn khi mưa sao băng diễn ra.

Hàng năm số lượng sao băng trong trận mưa sao băng Draconids là tương đối thấp. Nhưng cứ sau khoảng 13 năm số lượng tăng lên rất mạnh do trái đất di chuyển qua khu vực có mật độ hạt bụi đậm đặc nhất trong mưa sao băng Draconids. Vào năm 1933, người trên trái đất có thể nhìn thấy 54.000 sao băng mỗi giờ trong điều kiện lý tưởng. Nhưng tới năm 1946 thì con số đó giảm xuống 10.000 sao băng mỗi giờ.
Về Đầu Trang Go down
http://htttp://lop09c1b.tk
lnb01
Moderators
Moderators
lnb01

Tên Thật : Trường
Tổng số bài gửi : 1090
Ngày gia nhập : 09/06/2010
Tuổi : 36
Đang sống tại : Đắk Lắk
Làm việc tại : Paraside
Giới tính : Nam

Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất   Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất I_icon_minitime2011-10-07, 11:13 pm

Đọc hết cả bài của bác mà không thấy nói ở việt nam sẽ xem được mưa sao băng vào giờ nào...!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất   Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Thêm một vệ tinh 2.4 tấn nữa sẽ rơi xuống trái đất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Vệ tinh châu Âu sắp rơi xuống trái đất
» ngày 23/09,vệ tinh UARS sẽ rơi xuống trái đât
» Thiên thạch dài 5 mét vừa lao xuống Trái Đất
» NASA sẵn sàng phóng vệ tinh đo CO2 trên khí quyển Trái Đất
» Trái đất đẹp kỳ lạ dưới ống kính vệ tinh vũ trụ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Technology :: Vệ Tinh - Tên Lửa-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất