Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Administrator
Administrator
Admin

Tên Thật : Trần Trung Đức
Tổng số bài gửi : 203
Ngày gia nhập : 03/03/2010
Đang sống tại : Lâm Đồng
Làm việc tại : DLU
Giới tính : Nam

Một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ   Một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ I_icon_minitime2010-08-02, 1:24 pm

Đề xuất một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
TS. Phạm Đắc Bi.
Một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Images?q=tbn:cdAICwSJYV4dDM::&t=1&usg=__UqGJMWCIufYSJ1LNQJnWt9639Tg=
Truyền hình số (Digital Television) với những tính năng ưu việt về chất lượng, khả năng
chuyển tải chương trình, tiết kiệm phổ tần số v.v… đã và đang được hầu hết các quốc gia
trên thế giới sử dụng nhằm thay thế dần truyền hình (TH) tương tự (Analogue
Television).
Bài viết này đề xuất một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực đồng
bằng Bắc Bộ với mục tiêu thực hiện nhanh và hiệu quả quy hoạch về mạng truyền hình số
mặt đất.
Theo thông tin từ trang web [You must be registered and logged in to see this link.] thì các nước trên thế giới bắt đầu
thực hiện chương trình số hóa TH từ khoảng năm 2000. Đến nay đã có một số nước hoàn
tất chương trình số hóa truyền hình (Thụy Điển, Phần Lan, Thụy Sĩ, Đức v.v...), các nước
khác như Ý, Pháp, Cộng hòa Séc, Slovak, Nauy, Áo v.v... sẽ hoàn tất chương trình này từ
2010 cho đến 2015.
Ở Việt Nam, Tổng công ty Truyền thông
Đa phương tiện (VTC) là đơn vị đầu tiên
được Chính phủ cho phép thử nghiệm
phát truyền hình số đã gần 10 năm, và
đến nay đã có rất nhiều kênh truyền hình
kỹ thuật số phát khắp các địa phương.
Hiện nay, các đài phát TH của Việt Nam
đang phát các chương trình TH kỹ thuật
số theo tiêu chuẩn DVB-T. Nước ta
quyết định chọn phát hình số mặt đất vào
ngày 26/3/2001, nhưng thực tế đã phát
thử nghiệm tại Lạc Trung – Hà Nội từ
tháng 12/2000. Vào trang web
truyenhinhso.vtc.vn chúng ta nhận thấy mạng phát hình số đã rất rộng. Riêng khu vực
TP. HCM và Bình Dương lân cận đã có 5 kênh tần số phát DVB-T: 2 kênh 56 và 57 của
VTC, kênh 25 của HTV, 2 kênh 50 và 53 của Bình Dương. Để phục vụ đồng bào vùng
sâu vùng xa, biên giới và hải đảo, VTC đã và đang triển khai thêm nhiều trạm phát sóng
chuyển tiếp tín hiệu truyền hình số mặt đất ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái, Thái Nguyên,
Sơn La v.v... VTC đang thiết lập khá hoàn chỉnh mạng phát hình số, thực hiện nén
MPEG-2 với tổng số 28 chương trình truyền hình (cả thu phí và không thu phí) và 2
chương trình phát thanh. Hầu như VTC chủ yếu phát 2 kênh liền kề trên một máy phát
bán dẫn.
Về phía Chính phủ, từ tháng 3/2008 đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai
dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng phát hình ứng dụng công nghệ số DVB-T cho
vùng sâu, vùng xa và biên giới. Theo đó, số tiền được ứng là 81 tỉ đồng để xây dựng các
hạng mục, nhằm hỗ trợ thông tin cho đồng bào các khu vực này.
Làm sao thực hiện được nhanh và hiệu quả quy hoạch về mạng TH số mặt đất?
“Đến năm 2020: Từng bước triển khai lộ trình số hóa mạng truyền dẫn, phát sóng TH số
mặt đất phù hợp với điều kiện thực tế về thiết bị thu TH số của người dân trên từng địa
bàn cụ thể. Về cơ bản sẽ ngừng phát sóng TH mặt đất công nghệ tương tự để chuyển sang
phát sóng TH mặt đất công nghệ số khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình, có Settop
thu được các kênh chương trình TH quảng bá bằng những phương thức truyền dẫn, phát
sóng số khác nhau” (Theo quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 phê duyệt quy
hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, TH (PTTH) đến năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ).
Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ nêu ra 6 giải pháp, trong đó chú trọng việc
nâng cao và thống nhất nhận thức, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền. Tiếp tục hoàn thiện
các cơ chế, chính sách, luật pháp: Xây dựng và sửa đổi Luật và các văn bản quy phạm
pháp luật, các quy hoạch, quy định có liên quan đến lĩnh vực phát thanh PTTH. Xây dựng
và sửa đổi Luật Viễn thông, Luật Báo chí, Luật Tần số vô tuyến điện (TSVTĐ), Quy
hoạch Viễn thông, Quy hoạch TSVTĐ, quy hoạch PTTH... nhằm hoàn thiện môi trường
pháp lý để thúc đẩy phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng PTTH.
Hiện nay, Quốc hội đang xem xét dự thảo Luật TSVTĐ, Luật Viễn thông và việc thông
qua các Luật này sẽ là cơ sở pháp lý cho sự phát triển của thông tin VTĐ, thúc đẩy phát
triển hạ tầng truyền dẫn phát sóng TH số.
Bên cạnh đó, Chính phủ nên có chính sách “miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu các loại thiết
bị thu không khóa mã (Free)” và “cấp miễn phí các Settop box thu số Free cho các hộ
nghèo trên toàn quốc” khi cách thời điểm “ngừng phát sóng TH tương tự” một năm hay 6
tháng, nhằm hỗ trợ người dân trong quá trình chuyển đổi từ TH tương tự sang TH số.
Gần đây, Đài Truyền hình TP.HCM cũng có cuộc họp báo về việc đến năm 2015 Đài TH
TP.HCM (HTV) sẽ ngưng phát sóng trên hệ thống analog, kể cả kênh HTV9, HTV7. Đến
thời điểm đó các Đài khác ở khu vực đồng bằng Nam Bộ cũng sẽ theo cách làm của
HTV, hợp tác với HTV (nhiều Đài đã hợp tác với HTV phát lên vệ tinh Vinasat-1) và hợp
tác với nhau để cùng triển khai.
Xu thế số hóa truyền hình ở nước ta hoàn toàn có tính khả thi và nên thực hiện càng
nhanh càng tốt. Nếu quản lý tốt, có sự khuyến cáo và định hướng rõ ràng, lĩnh vực TH số
mặt đất sẽ phát triển đi vào nề nếp, trật tự, có tổ chức và hiệu quả; và những người dân -
những người sử dụng truyền hình sẽ được hưởng các dịch vụ chất lượng cao, thành tựu
của công nghệ mới.
Một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ
Phương án 1: đề xuất VTV trong thời kỳ quá độ [2010-2015] dùng kênh 11 (hiện đang
phát VTV2) để phát số. Nếu VTV cần tiếp tục duy trì VTV2 analog tại khu vực Hà Nội,
thì nên phát trên băng UHF. Cục TSVTĐ bố trí 1 kênh ở băng UHF cho việc này.
Việc sử dụng kênh VHF thuận lợi về mặt truyền sóng, nên ưu tiên cho phát các chương
trình miễn phí “phúc lợi xã hội” (là các chương trình quốc gia, của địa phương), vì như
vậy đầu tư sẽ không lớn.
Hơn nữa, từ Thanh Hóa trở ra chỉ Cao Bằng đang sở hữu kênh 11 để phát chương trình
địa phương; VTV đã có sẵn 4 điểm đặt máy phát K11: Hà Nội và Móng Cái (VTV2), Sơn
La và Hà Giang (VTV3). Ngoại trừ Hà Nội, các địa phương còn lại là những khu vực bị
núi đồi che chắn. Nếu thiết lập Mạng đơn tần (SFN) gồm 13-14 máy phát phát K11 tại Hà
Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thì sóng số cũng không ảnh hưởng xấu đến việc thu
sóng kênh 11 analog của người dân ở các địa phương này.
Tổng số có 14 địa điểm thuộc đồng bằng Bắc Bộ có thể lắp máy phát số K11-SFN của
VTV gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương; Hải Phòng, Hạ Long, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Nếu mạng SFN-K11 này triển khai xong, thì toàn bộ 6-7 chương trình quốc gia “phúc lợi
xã hội” đã số hóa tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Nếu nén MPEG-4, dung lượng còn dư
để phát 7-8 chương trình địa phương nữa. Mạng này hoạt động sẽ cho phép VTV và ít
nhất 7 Đài địa phương chuyển sang thời kỳ “chuẩn bị tắt máy phát tương tự” – thời kỳ
cần quan tâm chu đáo đến việc cung cấp các phương tiện thu xem của các hộ dân (nhất là
các hộ nghèo). Khi 14-15 chương trình phát trên mạng đơn tần này, thì không quá khó để
truyền dẫn tập trung các chương trình về một MUX duy nhất để đưa đến các máy phát số.
VTV phát số trên K11, sau này phát tiếp trên K12 liền kề.
Tuy nhiên, thực hiện phương án này có mấy điểm khó: đó là, chúng ta chưa có kinh
nghiệm thiết lập mạng SFN, cần mời chuyên gia tư vấn giúp đỡ và còn tuỳ thuộc vào
VTV.
Bốn phương án tiếp sau đây là cho trường hợp VTV không áp dụng Phương án 1.
Phương án 2, với vùng đồng bằng sông Hồng: đề nghị Đài PTTH Hải Dương không phát
analog trên K7 (không phải là kênh được quy hoạch, đang dùng để tiếp phát HTV9 (!?)),
sử dụng K7 phát số cho cả vùng. “Trưng mua” lại các máy VHF mà các địa phương đang
phát không đúng quy hoạch. Lắp thêm các máy phát số K7 tại một số địa điểm khác và
mời chuyên gia tư vấn - thiết lập mạng SFN K7. Như vậy sẽ có mạng SFN phát được tới
14-15 chương trình (nén MPEG-4) ở vùng này. Các chương trình của VTV (hiện là 6) và
của các địa phương, của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) không yêu cầu khóa mã, phát
hoàn toàn miễn phí trên mạng này.
Phương án 3, đề nghị Đài PTTH Hà Nội không phát analog trên K6 nữa, để đồng bằng
sông Hồng sử dụng thành kênh phát số.
Phương án 4, đề nghị Đài TH Hải Phòng thôi không phát analog trên K8 (không được
quy hoạch). Hải Dương nhả K7, Hải Phòng nhả K8, chúng ta có hai kênh liền kề
[K7 K8].
Phương án 5, đề nghị Đài PTTH Vĩnh Phúc thôi không phát analog trên K12, chuyển
thành phát số.
Gom tất cả các chương trình phát miễn phí của VOV, các địa phương (chủ yếu ở lưu vực
sông Hồng) và VTV thành nhóm chương trình phát trên mạng SFN – [K6 K7]; hoặc
[K7 K8]; hoặc [K11 K12] như đã trình bày.
Chúng ta đã có kinh nghiệm của VTC phát trên hai kênh liền kề. Một máy phát bán dẫn
(có 2 bộ điều chế số) sẽ phát được khoảng 28-29 chương trình. Ngoài phát các chương
trình miễn phí “phúc lợi xã hội” ra, dư dung lượng sẽ được “bán” nhằm duy trì mạng và
góp phần hỗ trợ cấp phát đầu thu (Settop box) free cho người nghèo. Nếu dự thảo Luật
TSVTĐ chưa đề cập, thì rất nên chú ý loại hình dịch vụ không phải bán sóng mà “bán
chỗ trên sóng” này.
Trên đây là một số phương án đề xuất hướng tới việc triển khai một cách hiệu quả lộ
trình số hóa mạng truyền dẫn, phát sóng TH số mặt đất phù hợp với điều kiện thực tế trên
từng địa bàn cụ thể./
Về Đầu Trang Go down
http://www.diendanvetinh.com.vn
 

Một số phương án hình thành mạng phát hình số ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Công Nghệ DVB :: Tài Liệu Kỹ Thuật-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất