Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
trungduc91
Administrator
Administrator
trungduc91

Tên Thật : Trần Trung Đức
Tổng số bài gửi : 1554
Ngày gia nhập : 03/03/2010
Đang sống tại : Lâm Đồng
Làm việc tại : DLU
Giới tính : Nam

Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2   Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 I_icon_minitime2012-01-23, 2:00 am

Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều kênh truyền hình số mới với sự đa dạng và phong phú về nộidung, thì các nội dung 3D đang nhận được msự quan tâm đặc biệt của người xem cộng hưởng với số lượng nội dung 3D cũng đang gia tăng theo hàmmũ. Cùng thời điểm này, thế hệ thứ hai của chuẩn truyền hình số mặt đất là DVB-T2 đang được triển khai tại một số khu vực hướng đến gia tăng dung lượng đường truyền đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho các nhà quảng bá muốn cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng kết hợp nội dung HDTV.



Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 Small_1313721147.nv


Bài viết này thể hiện nhận định về tính khả thi của việc phát sóng 3DTV trên DVB-T2 [1]. Theo đó, bài viết sẽ giới thiệu sơ lược về các nguyên lý cơ bản, các xu hướng thị trường, và xác định các yêu cầu cần thiết để có thể cung cấp được nội dung 3DTV đến nhà người xem. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp một cấu trúc chung để truyền dẫn nội dung 3DTV trên mạng phát sóng DVB-T2.





1. Khán giả sẽ sớm được xem truyền hình 3D.


Trong những năm gần đây, kỹ thuật stereoscopic TV (còn gọi là 3DTV) đã có những bước phát triển vượt bậc trong các hệ thống rạp phim và các hệ thống quảng bá số. Thực ra, nội dung 3D không mới đối với rạp phim, khi mà những phim 3D đầu tiên đã xuất hiện từ năm 1920 (ví dụ phim “the Creature from the Black Lagoon” có từ năm 1950). Tuy nhiên, sự phát triển của kỹ thuật số đã thúc đẩy gia tăng đến bùng nổ việc sản xuất nhiều phim 3D (hơn 20 phim đã được xuất bản hoặc đã lên kế hoạch xuất bản trong năm 2009 và 2010). Trong năm 2010, sự thành công của phim “Avatar” (doanh thu 430 triệu đô la, với 78% đến từ màn hình 3D) đã minh chứng cho sức thu hút của nội dung 3D đối với người xem, và cũng cho thấy tiềm năng nguồn thu đáng kể từ kỹ thuật này.

Do đó, nhiều đối tác trong hệ thống quảng bá số đã quan tâm đến việc phát triển nội dung 3DTV, các giải pháp truyền dẫn có thể cho 3D, và dĩ nhiên là sự sẵn có của các sản phẩm dân dụng hỗ trợ 3D (như: TV 3D-ready, màn hình LCD, STB, thiết bị cầm tay, máy tính,…). Với các nhà điều hành PayTV, họ đang xem xét đến sự chấp nhận các dịch vụ 3D của khách hàng (dựa trên sự hài lòng khi trải nghiệm nội dung 3D) và loại kỹ thuật 3D có thể đem đến kết quả tốt nhất (đạt yêu cầu QoE – Quality Of Experience). Ngoài ra, một số hãng truyền hình như BSkyB ở Anh và DIRECTV ở Mỹ đã chuẩn bị phát sóng các dịch vụ 3D trên vệ tinh, nhà quảng bá vệ tinh PayTV là Canal+ cũng dự kiến sẽ triển khai một kênh 3D trước Giáng Sinh năm nay, cùng nhiều nhà quảng bá khác (như MediaPro ở Tây Ban Nha cho kênh bóng đá GolTV) đang cân nhắc ứng dụng kỹ thuật 3D.





Theo đó, yêu cầu cấp thiết là khả năng sẵn có của các thiết bị thu, giải mã dân dụng. Mọi thứ đang diễn tiến rất nhanh khi các nhà sản xuất có thị phần lớn như SAMSUNG, SONY,
PHILIPS, PANASONIC,… đang cạnh tranh nhau để đưa ra các sản phẩm hỗ trợ nội dung 3D. Gần đây, SAMSUNG đã cung cấp TV hỗ trợ 3DTV với giá từ 2500 đô la, kèm theo hai cặp kính, trong khi đó SONY đã ra mắt các sản phẩm 3D dòng Bravia vào 7/2010.


Thị trường hiển thị 3D có sự tác động tích cực từ thành công gần đây của các rạp phim 3D được dự đoán sẽ cất cánh trong năm 2010. Trong hình 1, DisplaySearch dự
đoán TV 3D-ready sẽ phát triển từ 0.2 triệu TV vào năm 2009 lên 64 triệu TV vào năm 2018, và dự đoán TV 3D-ready sẽ là sản phẩm dân dụng mang lại nguồn thu lớn nhất cho các nhà sản xuất trong năm 2018 với doanh thu 17 tỷ đô la trên toàn thế giới

Có thể thấy, với sự nổi lên của nội dung 3DTV ở phía sản xuất và sự gia tăng
của màn hình 3D ở phía người dùng, tất yếu sẽ tạo sức ép đối với các nhà quảng bá trong việc hướng đến các giải pháp truyền dẫn 3DTV trong thời gian tới cho người xem.

2. Các yêu cầu khi phát quảng bá dịch vụ 3D.

Sau một số thử nghiệm 3DTV, các nhà quảng bá vẫn còn cân nhắc về dung lượng cần thiết cho một dịch vụ 3D, và cách thức dịch vụ 2D và 3D có thể phát sóng hiệu quả nhất trong bối cảnh phổ tần khan hiếm hiện nay. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật truyền dịch vụ 3D và tất cả vẫn đang được đánh giá, nên chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cho dịch vụ 3D. Vào 7/2009, ZetaCast
thay mặt cho Ofcom (của Anh) đã xuất bản thông báo độc lập “Beyond HDTV: Implications for Digital Delivery” đã xác định tốc độ bit các kênh 3D dựa trên kênh 2D theo các kỹ thuật 3D khác nhau như sau (bảng 1).

Trong thông báo này, ZetaCast giả sử độ phân giải video 1080p/50Hz HDTV được phân phối cho mỗi mắt (với nhiều tùy chọn khác nhau). Với cách phân phối này, việc đồng bộ khi phát sóng cho mắt trái và mắt phải của người xem là đơn giản nhưng nhưng chiếm tốc độ bit cao (200% so với
kênh 2D). Các kỹ thuật khác có giải pháp để giảm tốc độ bit video, nhưng kèm theo một số kỹ thuật để xử lý và giải mã tín hiệu, điều này có thể
tạo thêm một số chi phí cho phí người dùng.




Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313720792.nv








Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313720800.nv





Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313720808.nv










Từ dữ liệu cung cấp của ZetaCast, có thể chọn tỉ giữa nội dung 3D và 2D xấp xỉ khoảng
160%, gồm độ phân giải của một kênh 2D cộng phương pháp Depth hoặc Difference (2D plus Depth hoặc 2D plus Difference) để truyền dẫn. Để có thể
ước tính tốc độ bit thực tế cho dịch vụ 3DTV, bước kế tiếp là xác định cụ thể băng thông dữ liệu và các tốc độ bit hiện dùng cho các dịch vụ
HDTV (2D). Bảng 2 minh họa các tốc độ dữ liệu khác nhau, độ phân giải video, và chuẩn truyền dẫn hiện đang dùng cho các kênh HDTV trên các mạng
mặt đất (ở Pháp và Anh). Với giả sử tỉ số 160%, có thể suy ra được tốc độ dữ liệu yêu cầu cho dịch vụ 3D.

Ở Pháp, các dịch HDTV
được phân phối trên mạng DVB-T, một ghép kênh 8 MHz như “R5” truyền tải 3 chương trình HD: TF1HD, France2HD, và M6HD với tổng băng thông là 24.88 Mbps (FFT 8K, 64QAM, GI 1/8, FEC 3/4). Ba dịch vụ HDTV này được ghép kênh thống kê nhằm tăng hiệu quả đường truyền, tốc độ dữ liệu của mỗi dịch vụ thay đổi từ 4 đến 14 Mbps, và tốc độ bit trung bình của mỗi dịch vụ là 8 Mbps.





Về độ phân giải hình ảnh, độ phân giải thực tế có sự sai biệt và thường là
1440×1080 so với độ phân giải HD đầy đủ
là 1920×1080. Có ba lý do chính sau: thứ nhất, nó giảm tốc độ dữ liệu truyền so với độ phân giải đầy đủ
(-30%); thứ hai, độ phân giải này giống
với những nội dung cung cấp từ các nguồn thiết bị quay dân dụng như HDV/HDCAM; thứ ba, phần lớn nội dung
HD được sản xuất ở độ phân giải này.

Ở Anh, gần đây Freeview đã bắt đầu nâng cấp chuẩn phát sóng mặt đất thành DVB-T2 để phân phối các dịch vụ HDTV. Hiện nay, ghép kênh Freeview HD
truyền tải 3 dịch vụ (băng thông kênh thực tế vẫn còn cho phép gia tăng thêm dịch vụ trong tương lai). Tốc độ dữ liệu tổng của BBC HDtrên mỗi dịch vụ hiện chiếm trung bình 13 Mbps, nhưng tốc độ này sẽ được giảm xuống đến 9 Mbps để có thể cung
cấp 4 dịch vụ trên một ghép kênh.

Từ tốc độ bit của các dịch vụ HDTV hiện nay cho phép dự đoán được tốc độ bit cần thiết cho một dịchvụ 3DTV trong thời gian tới. Nếu dùng tỉ
số 3D và 2D là 160%, một dịch vụ 3DTV khi phát quảng bá sẽ chiếm khoảng 13 Mbps (giả sử dùng độ phân giải 1440×1080 và định dạng 2D Plus
Difference/Depth).
3. Định dạng tương thích frame (Frame Compatible) của
3DTV.


Trước khi ứng dụng bất kỳ kỹ thuật mã hóa tối ưu 3DTV như 2D Plus Difference/Depth hoặc định dạng mới dựa trên MPEG-4 “Multiview Video Coding” (ví dụ MPEG-4 AVC với mở rộng MVC – ITU-T Rec. H.264 & ISO/IEC 14996-10 Advanced Video Coding (AVC) standard on Multiview Video Coding), kế hoạch của các nhà quảng bá là bắt đầu phát sóng 3DTV dùng dịnh dạng được gọi
là “Frame Compatible” (tương thích frame).

Điều này là vì, trong giai đoạn đầu của phát sóng dịch vụ 3DTV, mục đích của các nhà quảng bá là sử dụng lại những gì có thể của hệ thống phân phối HDTV hiện có để phân phối nội dung 3DTV, và nếu có thể là khả năng tương thích ngược đầy đủ của dịch vụ 3DTV được truyền dẫn với các thiết bị hiển thị 2D.

Một vài định dạng “Frame Compatible” đã được định nghĩa như “Side-By-Side”, “Top/Bottom”,… và tất cả đều được hỗ trợ bởi giao diện HDMI 1.4 (phiên bản mới nhất hiện nay). Ý tưởng của định dạng “Frame Compatible” là dựa trên nửa độ phân giải của ảnh trái và ảnh phải vì thế hai tín
hiệu có thể ép (gói) với nhau và kết hợp thành một frame, vì thế nó giống như một tín hiệu 2D
HDTV cung cấp cho STB thông thường. Sau
đó, hai hình ảnh được tách ra thành ảnh cho mắt trái và mắt phải trong máy thu hình, và hiển thị riêng trên màn hình theo hệ thống xem 3D sử dụng
(anaglyph, polarisation, shutter,…). Điều này cho phép nhà quảng bá sử dụng lại hệ thống truyền dẫn hiện dùng đang phát sóng các nội dung
HDTV chuẩn cùng với các bộ mã hóa video H.264.

Lấy ví dụ từ kênh SKY
3DTV phát sóng vệ tinh, bộ mã hóa video phân phối dịch vụ video với tốc độ bit tổng khoảng 14 Mbps với
độ phân giải pixel của hình ảnh là
1920×1080 cho mỗi frame. Độ phân giải theo chiều ngang thực tế cho mỗi mắt là nửa của của độ phân giải
frame, người xem sẽ trải nghiệm một độ
phân giải tương đương chỉ 960 pixel trên 1080 dòng cho nội dung 3DTV. Có thể thấy tốc độ 14 Mbps không
quá lớn so với tốc độ 13 Mbps trong giả
định ở trên.





4. Cấu trúc chung cho truyền dẫn 3D.





Cấu trúc chung để phát phát sóng 3D được minh họa
trong hình 2. Nội dung 3D có thể có thể
tạo ra từ nguồn tín hiệu trực tiếp hoặc từ các server nội dung. Trong trường hợp trực tiếp, camera 3D sẽ
cung cấp tín hiệu stereoscopic 3D tổng hợp
để xem cho mắt trái và mắt phải. Ở phía cung
cấp dịch vụ, các bộ encoder mã hóa thời gian thực tạo ra các tín hiệu nén để truyền trên mạng quảng bá. Tín hiệu
nén bao gồm một dịch vụ video và một hoặc
một vài thành phần audio.





Hạ tầng quảng bá số
có thể tách riêng thành 2 nhóm: hạ tầng
dựa trên IP và hạ tầng dựa trên TS
(Transport Stream). Với phân phối dựa trên IP, các dịch vụ được đóng
gói IP và truyền từ các encoder dịch vụ
khác nhau đến khách hàng thông qua mạng
IP. Trong cấu trúc TS, bộ ghép kênh dịch vụ tập hợp tất cả các stream dịch vụ đã được mã hóa khác nhau vào
dòng TS đa chương trình còn gọi là MPTS
(Multi-Program Transport Stream). MPTS được ghép kênh thống kê để tối ưu hiệu quả của băng thông tổng và
được gửi đến các nền tảng quảng bá số
như DTH, mạng cáp, mạng mặt đất số để phát sóng.





Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313720914.nv







Ở phía khách hàng, cấu trúc kỹ thuật sẽ thay đổi
tùy theo kỹ thuật 3D khác nhau được sử dụng.
Ví dụ, các nhà sản xuất thiết bị hiển thị đã sẵn sàng cung cấp các giải pháp các hiển thị 3D
dùng kính phân cực, kính cửa chập, hoặc
thậm chí là không dùng kính (trường hợp
auto-stereoscopic)… Trong trường hợp của dịch vụ PayTV, các thiết bị cuối ở phía khách hàng (STB hoặc PVR) thì vẫn
hoạt động bình thường và lờ đi các dịch
vụ nội dung 3D. Các nhà điều hành PayTV muốn phát triển dịch vụ 3D đang cân nhắc các vấn đề kỹ thuật
để hạn chế các tác động đến thiết bị cuối
của khách hàng (tất nhiên họ tránh các thay đổi về cấu trúc mạng và sẽ dùng lại mạng hiện có).





5. Thị trường DVB-T2 đang “dậy sóng”.


Kể từ khi được giớithiệu vào năm 2008, chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai DVB-T2 đã nhận được sự quan tâm tích cực của các nhà quảng bá với mục
tiêu cung cấp thế hệ mới các dịch vụ truyền hình số mặt đất.





Về quan điểm kỹ thuật, so với chuẩn trước đây là DVB-T thì
DVB-T2 có một số ưu điểm như minh họa trong hình 3.





Ưu điểm lớn nhất của DVB-T2 là khả năng truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn DVB-T, đây là
yêu cầu quan trọng nhất để có thể việc truyền các dịch vụ HDTV và 3DTV có tốc bộ bit lớn hơn nhiều so với các chương trình SDTV.

Hiện nay, một vài quốcgia đã thể hiện sự quan tâm của họ đối với DVB-T2. Sớm nhất là BBC và ARQIVA ở Anh đã quyết định phát triển cơ sở hạ tầng mạng và dịch vụ
theo DVB-T2, vì thế một số lượng khá lớn người dân Anh đã được xem các dịch vụ HDTV trong FIFA World Cup vừa rồi. Ở Phần Lan, DNA đã được cấp
phép hai ghép kênh cho dịch vụ HDTV, và họ đang có kế hoạch triển khai mạng DVB-T2 phủ sóng 60% dân số vào năm 2011. Một số quốc gia khác cũng quan tâm đến kỹ thuật DVB-T2, sự phát triển theo số lượng lớn mạng DVB-T2 được dự đoán sẽ diễn ra sau các kế hoạch ASO (Analog Switch Of – chấm dứt phát sóng tương tự) ở Châu Âu được thực hiện trong vài năm tới.





Có một số yếu tố giúp cho kỹ thuật DVB phát triển như minh họa trong hình 4. Các yếu tố này liên quan đến ưu thế hiện có của dịch vụ truyền hình mặt đất; ví dụ, các quốc gia như Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ý có số lượng lớn hộ dùng truyền hình mặt đất nên dĩ nhiên phải quan tâm đến việc chuyển sang DVB-T2.





Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313720923.nv











Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313720931.nv







Do đó, sự thành công trong tương lai của DVB-T2liên quan đến sự gia tăng yêu cầu nội dung HDTV của khách hàng và dự đoán về mức độ thu hút của 3DTV. Thật vậy, những nội dung này sẽ yêu cầu nhiều băng thông dữ liệu hơn và việc chuyển từ DVB-T đến DVB-T2 là cần thiết. Hơn nữa, tính cạnh tranh của truyền hình số mặt đất đối với các môi trường truyền dẫn khác cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng phải xét đến. Trong bối cảnh có nhiều sự cạnh tranh từ các môi trường truyền khác (cáp, IPTV, vệ tinh), cuộc đua về giatăng băng thông sẽ không kết thúc và điều này sẽ dẫn đến hình thành kỹ thuật truyền thế hệ kế tiếp ưu việt
hơn. Hiện nay, môi trường truyền vệ tinhvà cáp, các chuẩn DVB-S2 và DVB-C2 cũng đã được giới thiệu và cho phép gia tăng băng thông đáng kể so với những chuẩn trước đó là DVB-S và
DVB-C. Do đó, DVB-T2 là sự phát triển phù hợp để giúp cho môi trường truyền mặt đất có vị trí cạnh tranh tích cực so với các môi trường truyền dẫn khác.





6. Dung lượng đường truyền DVB-T2.





Tiếp bước những thành công của DVB-T, DVB-T2 có những kế thừa và tương thích với họ các chuẩn DVB. DVB-T2 dùng điều chế OFDM (Orthogonal Frequency Division
Multiplex) để phân phối tín hiệu, có khả năng kháng nhiễu mạnh theo các mode khác nhau, và có độ linh hoạt cao. Nó sử dụng mã sửa lỗi là LDPC (Low Density Parity Check) đã được dùng trong DVB-S2 cho hiệu quả rất tốt trong đường truyền có mức nhiễu và xen nhiễu cao. Một số đặc điểm khác có nhiều cải tiến đáng kể như PLP (Physical Layer Pipes), hỗ trợ thêm MISO (Multiple Input Single Output) và các chòm sao xoay (Rotated Costellation) (hình 5) đã góp phần gia tăng độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống.


Để gia tăng dung lượng cho một băng thông kênh, DVB-T2 hỗ trợ chòm sao tín hiệu đến
256-QAM / sóng mang. Hơn nữa, tỉ số bảo vệ giảm xuống 1/128 nhằm gia tăng thêm băng thông hữu dụng đặc biệt là trong những điều kiện thu tốt (ví dụ: thu cố định dùng anten gắn trên mái
nhà).


Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313721009.nv







Có nhiều tùy chọn có thể sử dụng với các thông số điều chế khác nhau. Một số cấu hình đã
được các nhà quảng bá chọn phát sóng gần đây, bảng 3 minh họa một cấu hình chi tiết:








Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313721019.nv










Cấu hình này hiện đang được sử dụng tại một số quốc
gia khác nhau (dưới dạng thử nghiệm) và
dùng cơ chế SISO (Single Input Single Output). Tuy nhiên, DVB-T2 có thể hỗ trợ các kỹ thuật khác
như MISO (Multiple Input Single Output)
và MIMO (Multiple Input Multiple Output). Một minh họa cụ thể của MIMO là dùng một cặp anten ở phía
phát và một cặp ở phía thu, mỗi cặp sẽ
có một anten hoạt động theo phân cực dọc và một anten hoạt động theo phân cực ngang. Về lý thuyết, giải
pháp này có thể cho phép tăng gấp đôi
dung lượng phát sóng.





Mặc dù, kỹ thuật MIMO tỏ ra
hấp dẫn các nhà quảng bá vì khả năng tăng dung lượng dữ liệu, tuy
nhiên, kỹ thuật này lại bị ràng buộc về
các yêu cầu thương mại cho DVB-T2, đó
là, việc phát sóng DVB-T2 phải tương thích với các cài đặt DVB-T đang
có (chỉ sử dụng một anten).





7. 3DTV trên DVB-T2.





DVB-T2 được kỳ vọng sẽ là kỹ thuật dùng để phát sóng 3DTV trên mạng mặt đất thay vì DVB-T nhờ dung lượng dữ liệu truyền tải tăng hơn 40-50%. Số dịch vụ 3DTV có thể
truyền trên DVB-T2 vẫn chưa được xác định cụ thể khi mà sự phối hợp giữa hai kỹ thuật 3D và DVB-T2 vẫn còn để ngõ, các thông số vẫn chưa được định nghĩa và xác định đầy đủ.





Tuy nhiên, dựa trên một số giả định vẫn có thể ước tính được số kênh 3D truyền trong một ghép kênh DVB-T2 như sau:





Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313721027.nv







Với những giả định trên, có thể truyền tải 3 dịch
vụ 3DTV trong một ghép kênh DVB-T2 cho một
kênh tần số mặt đất có băng thông 8 MHz. Ví dụ, hiện nay tại Pháp một ghép kênh như “R5” dùng để truyền 3 dịch vụ HDTV (TF1 HD, M6 HD vàFRANCE 2 HD) cũng có thể truyền 3 dịch vụ 3DTV nếu dùng DVB-T2. Có thể thấy số dịch vụ 3DTV có thể tương đương với số dịch vụ HDTV nếu sử dụng kỹ thuật DVB-T2 thay vì DVB-T.





Ngoài ra, một số kỳ vọng
về khả năng cải tiến của tốc độ mã hóa video, tăng hiệu quả ghép kênh thống kê,… sẽ góp phần vào cải thiện hiệu
suất hệ thống DVB-T2. Các yêu cầu về độ
phân giải hình ảnh của người xem cũng là vấn đề cũng cần được xét đến nhằm đảm bảo cho sự triển
khai thành công của 3DTV.





Trong cấu trúc hệ thống phát sóng, mạng DVB-T2 thực ra không cần quan tâm đó có là dịch vụ 3DTV hay là dịch vụ HDTV. Nhưtrong hình 6, bộ ghép kênh dịch vụ được
kết nối với T2 Gateway, tạo dòng stream ngõ ra và gắn các nhãn thời gian (theo qui cách của DVB-T2) để hoạt động trong mạng đơn tần SFN. Dữ liệu
truyền đến T2-MI có thể thông qua giao thức IP hoặc dựa trên mạng MPEG-TS/ASI, sau đó T2-MI sẽ cung cấp
tín hiệu đến máy phát.





Mỗi máy phát sẽ gồm một bộ điều chế DVB-T2 thực hiện điều chế tín hiệu cho các bộ khuếch đại UHF hoặc VHF. Tín hiệu được bức xạ ra môi trường mặt đất thông qua
anten phát, người xem có thể thu tín hiệu tại vị trí cố định trong nhà hay đang di chuyển.





Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 1313721035.nv







8. Kết luận.

Hiện nay, người xem cho thấy họ thú vị với việc xem các nội dung 3D. Kỹ thuật này hiện đang được sản xuất và làm hậu kỳ theo qui trình số hóa, do đó nội dung là dữ liệu số. Các nhà quảng bá đang cố gắng tận dụng sức hấp dẫn của nội dung 3D (dữ liệu số) để thu hút khách hàng bằng cách phân phối 3DTV trên các môi trường truyền dẫn khác nhau như vệ tinh, cáp, mạng IP, và mặt đất (tất nhiên là phát sóng số).
Mặc dù, kỹ thuật 3DTVvẫn chỉ đang được thử nghiệm và nhiều thông số kỹ thuật vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên tốc độ bit của dịch vụ 3DTV vẫn có thể được giả định dựa trên một số thông số chọn lựa. Tốc độ dịch vụ 3DTV ước tính trong bài viết này là 13 Mbps, và số dịch vụ 3DTV có thể cung cấp trong một
ghép kênh của mạng mặt đất là 3 dịch vụ. Tuy nhiên, những ưu thế khi chuyển từ nội dung 2D sang 3D vẫn chưa được nghiên cứu nhất là khả năng tận dụng hiệu quả băng thông kênh khi kỹ thuật truyền dẫn được nâng cấp từ DVB-T lên DVB-T2. Đây là những vấn đề cần được khảo sát trong thời gian đến.

Trong cấu trúc phát sóng, việc chuyển sang nội dung 3D sẽ gồm nhiều bộ encoder mới (có
thể hỗ trợ tương thích 2D/3D). Hệ thống truyền dẫn sẽ tính từ bộ ghép kênh, mạng phân phối và phát sóng mặt đất lúc này sẽ không quan tâm đến đó là nội dung 2D hay 3D. DVB-T hoặc DVB-T2 vẫn đang có những cải tiến liên tục và điều này sẽ càng gia tăng khả năng phân phối nội dung 3D đến người xem. Giấc mơ về 3DTV có lẽ sẽ xảy ra nhanh trong thời gian đến và sẽ được truyền dẫn theo tiêu chuẩn DVB-T2 đối với đường truyền mặt đất.





Tài liệu tham khảo:

[1]. E. Pinson, “Coming Next: 3D Television over
DVB-T2!”, White paper, TeamCast.


(Theo Khoahọc Kỹ thuật Truyền hình - Số 01)
Về Đầu Trang Go down
http://www.diendanvetinh.com.vn
sinhlalala
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
sinhlalala

Tên Thật : Tec. Sinh
Tổng số bài gửi : 106
Ngày gia nhập : 07/08/2011
Tuổi : 41
Làm việc tại : Bình Thuận
Giới tính : Nam

Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2   Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 I_icon_minitime2012-01-23, 7:49 am

Các bác ơi! HD còn chưa có tiền để xem nhưng giờ 3D chắc để nghe thôi
Về Đầu Trang Go down
lnb01
Moderators
Moderators
lnb01

Tên Thật : Trường
Tổng số bài gửi : 1090
Ngày gia nhập : 09/06/2010
Tuổi : 36
Đang sống tại : Đắk Lắk
Làm việc tại : Paraside
Giới tính : Nam

Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2   Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 I_icon_minitime2012-01-23, 1:37 pm

Bài viết trên nói tiềm năng phát triển 3D trên T2 là sắp triển khai đầu tiên trên thế giới thôi đó bác. Công nghệ ngày càng phát triển, con người chúng ta cũng phải vận động liên tục để còn kip nó!
Về Đầu Trang Go down
tranminhdattnxp
Thành viên chính thức
Thành viên chính thức
tranminhdattnxp

Tổng số bài gửi : 18
Ngày gia nhập : 22/08/2010

Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2   Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 I_icon_minitime2012-01-24, 3:16 pm

nếu công nghệ này hoàn thiện, thì không biệt bao giờ việt nam mới có.bởi vì các nhà đài hiện giớ đang đi theo hương dvd-s2.
Về Đầu Trang Go down
vtcomtechpanda
Thành viên mới
Thành viên mới
vtcomtechpanda

Tên Thật : Linh
Tổng số bài gửi : 2
Ngày gia nhập : 17/05/2012
Tuổi : 49
Làm việc tại : Hà Nội
Giới tính : Nam

Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2   Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 I_icon_minitime2013-01-25, 3:06 pm

Nước Nga chuyển đổi sang DVB-T2
Nhắc nhở bác không post link quảng cáo website của bác vậy. -lnb01-

Gần một năm trước đây, tháng 9 năm 2011, Nga đã thông qua DVB-T2 như là tiêu chuẩn để xây dựng các mạng lưới phát thanh truyền hình trong cả nước. Trong nhiều năm sóng truyền hình mặt đất vẫn là một trong những nguồn thông tin được xem nhiều nhất cho người dân Nga. Đó là lý do cần phải giữ và nâng cấp tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất.

Việc chuyển đổi sang kỹ thuật số cung cấp cơ hội tuyệt vời về cải thiện chất lượng hình ảnh và âm thanh, cùng với dịch vụ mới. Kể từ năm 2009 khi bắt đầu chương trình quốc gia chuyển đổi DTT, truyền hình kỹ thuật số đã đến nhiều huyện xa xôi của đất nước Nga và ở khắp mọi nơi mọi người đều rất quan tâm đến dịch vụ truyền hình mới này.

Truyền hình kỹ thuật số mặt đất hiện nay bao gồm bốn kênh xã hội và chính trị, cùng tin tức, thể thao, văn hóa và trẻ em. Sau khi chuyển đổi sang DVB-T2 sẽ có thêm kênh khu vực và kênh công cộng.
DVB-T2 được thử nghiệm đầu tiên tại Nga vào tháng 8 năm 2011. Khi đó, chương trình quốc gia chuyển đổi sang DTT đã bắt đầu thực hiện với việc quy hoạch tần số và mạng lưới, đồng thời vài mạng DVB-T đã đưa vào sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng lại các cơ sở hạ tầng hiện có là mục tiêu chính cho việc chuyển đổi sang mạng DVB-T2. Đây là nhiệm vụ khó khăn khi để đảm bảo cung cấp tín hiệu cần lắp đặt hơn 4900 trạm truyền hình.

Mạng DVB-T đang sử dụng có bitrate 22 Mbps, MPEG-4 mã hóa cho phép việc truyền tải 8-9 kênh với băng thông 8 MHz. Đo thực tế tín hiệu DVB-T2 được thực hiện trong một số khu vực của Nga đã chứng minh tăng 50% độ khuếch đại dùng cùng bitrate so với DVB-T. Với cùng kiểu điều chế (64-QAM, FEC 3/4) và phạm vi phủ sóng, DVB-T2 cho tốc độ truyền 33 Mbps. Có nghĩa là khoảng 20-24 kênh miễn phí (free to air) kết hợp vào hai bộ ghép kênh mà không cần tới 3 bộ như kế hoạch ban đầu.

Một kết quả tích cực của cuộc thử nghiệm là vùng phủ sóng của máy phát DVB-T2 đã tăng gấp đôi so với DVB-T trong khi vẫn giữ các đặc điểm phát, chế độ nhận, chất lượng video và số lượng các kênh.

DVB-T2 được phát tại Moscow, St Petersburg và Kazan. Dự kiến số lượng người xem được tín hiệu T2 sẽ tăng lên 70% vào cuối năm nay. Dự kiến toàn dân được xem T2 vào năm 2015.

Dịch vụ cho DVB-T2 trong bộ ghép multiplex đầu tiên dành cho hệ thống cảnh báo khẩn cấp và các chương trình chính phủ điện tử. Dự án thí điểm tại St Petersburg và Kursk. Dịch vụ HD được dự kiến sẽ được giới thiệu trong multiplex T2 thứ ba.

Kế hoạch sử dụng đặc tính quan trọng nhất của DVB-T2, chế độ Multiple PLP, dùng phát chèn các đài địa phương và khu vực. Có tới 83 khu vực của đất nước được trải dài trong tám khu vực thời gian, theo truyền thống có 5 phiên bản truyền hình quốc gia được tạo ra và phát qua vệ tinh đến số mặt đất. Thông tin địa phương sẽ được chèn vào kênh quốc gia cho mỗi khu vực. Multiple PLP sẽ cải thiện chương trình khu vực, trong khi đồng thời đảm bảo sử dụng hiệu quả hơn băng thông vệ tinh.

Vì bộ thu tín hiệu DVB-T không hỗ trợ tiếp nhận các dịch vụ T2, chuyển đổi sang DVB-T2 sẽ trở thành một nhiệm vụ phức tạp đối với các nước đã dùng DVB-T. Tuy nhiên, Nga lại có cơ hội nhiều vì phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số gần như mới bắt đầu. Các mạng DVB-T hiện có sẽ được chuyển đôi sang DVB-T2 vào năm 2013 và rất ít người ở Nga sẽ phải thay thế STB của họ.

DVB-T2 đảm bảo cực kỳ hiệu quả sử dụng phổ tần cho phép truyền tải lên đến 15 kênh SD trong dải 8 MHz. Vì vậy sau khi chuyển sang DTT, sẽ có dư dải phổ tần. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho các dịch vụ băng thông rộng không dây, các nhà khai thác di động mong chờ có được trên băng tần UHF (790-862 MHz). Tuy nhiên, đài truyền hình cũng có kế hoạch cho truyền hình kỹ thuật số để mở rộng dịch vụ của họ và giới thiệu các chương trình HDTV, 3DTV và tương tác. Nhiệm vụ đặt ra là cân bằng giữa phát thanh truyền hình và băng thông rộng không dây kỹ thuật số để cho phép việc đưa ra các công nghệ tiên tiến và dịch vụ sáng tạo.

Tôi tin rằng DVB-T2 sẽ có tương lai lâu dài và kinh nghiệm của chúng tôi sẽ được đánh giá cao từ các nước đang có kế hoạch để bắt đầu quá trình chuyển đổi sang DTT cũng như chuyển lên từ DVB-T sang DVB-T2.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2   Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Triển khai truyền hình 3D trên công nghệ DVB-T2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Lịch sử phát triển công nghệ truyền hình trả tiền (PayTV)
» Triển lãm Quốc tế Phim và Công nghệ Truyền hình duy nhất tại Việt Nam
» Phân tích xu hướng phát triển Công Nghệ Truyền Hình (DVB-S3, T3)
» Triển lãm Công nghệ Viễn thông, CNTT, Truyền thông Truyền hình lớn nhất Việt Nam
» Sớm triển khai mạng truyền hình kỹ thuật số mặt đất tại Cần Thơ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Công Nghệ DVB :: Tài Liệu Kỹ Thuật-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất