Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
vansostar
Thành viên nhiệt huyết
Thành viên nhiệt huyết
vansostar

Tên Thật : Nguyễn Văn Số
Tổng số bài gửi : 726
Ngày gia nhập : 18/12/2012
Tuổi : 29
Đang sống tại : Quảng Bình
Làm việc tại : Quảng Bình
Giới tính : Nam

Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền   Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền I_icon_minitime2013-09-13, 11:53 am

Truyền hình trả tiền tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh


ICTnews - Cục Quản lý cạnh tranh khuyến nghị các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ TT&TT, Bộ Công thương) cần tăng cường giám sát, quản lý hoạt động của thị trường truyền hình trả tiền bởi thị trường này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh.

Năm 2012, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã tiến hành khảo sát về thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Từ kết quả này, Cục Quản lý canh tranh khuyến nghị các cơ quan quản lý nhà nước (như Bộ TT&TT, Bộ Công thương) cần tăng cường giám sát, quản lý hoạt động của thị trường truyền hình trả tiền bởi thị trường này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh.
Bà Trần Phương Lan - Trưởng Ban giám sát và quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh) cho biết, hiện nay thị trường truyền hình trả tiền được được chia làm 5 nhóm doanh nghiệp chính: Cung cấp nội dung; cung cấp các kênh nước ngoài; biên dịch và biên tập; cung cấp dịch vụ liên quan đến truyền hình; cung cấp thuê bao truyền hình trả tiền. Trong đó, các doanh nghiệp cung cấp thuê bao truyền hình trả tiền có vai trò quan trọng nhất, nhóm doanh nghiệp này cung cấp sóng đến người xem và có ảnh hưởng đến hoạt động của 4 nhóm còn lại trên thị trường. Hiện có khoảng 40 doanh nghiệp tham gia vào thị trường truyền hình trả tiền trong đó có 20 doanh nghiệp thuộc nhóm cung cấp thuê bao đến người xem.
VTV đang thống lĩnh thị trường truyền hình trả tiền
Khảo sát cũng cho thấy, truyền hình trả tiền là một thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và doanh thu khá cao. Năm 2011, tổng doanh thu thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam đạt 2 tỷ USD, sau đó tăng lên 2,5 tỷ USD vào năm 2012. Đây cũng là thị trường có tốc độ phát triển nhanh đạt mức bình quân 7,3%/năm trong vòng 15 năm, riêng trong thời gian từ 2011 - 2013 tốc độ phát triển đạt 20 - 25%/năm. Bà Lan cho biết, Cục Quản lý cạnh tranh đánh giá thị trường truyền hình trả tiền có quy mô phát triển lớn, tốc độ phát triển nhanh và tiềm ẩn nhiều quy mô cạnh tranh không lành mạnh.
Riêng trong nhóm cung cấp thuê bao tới người xem, nếu tính thị phần theo doanh thu thì SCTV đang dẫn đầu thị trường với thị phần tăng từ 22% năm 2010 lên 32% năm 2011 và năm 2012 đã đạt 40%. Đứng vị trí thứ hai là VTVcab với thị phần tăng mạnh từ 19% năm 2011 lên 30% vào năm 2013, đứng thứ ba là Trung tâm Truyền hình cáp của Đài Truyền hình TP.HCM với thị phần đạt 15% vào năm 2012.
Từ kết quả này, Cục Quản lý cạnh tranh đánh giá rằng SCTV đang là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, đồng thời VTV giữ tới hơn 70% thị phần tại các doanh nghiệp do VTV là chủ sở hữu hoặc tham gia góp vốn là VTVcab, SCTV và K+. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp truyền hình trả tiền về vai trò khống chế thị trường của VTV. Sự tồn tại các doanh nghiệp có thị phần thống lĩnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng vị trí thống lĩnh trong các thỏa thuận, hợp đồng cung cấp dịch vụ với người tiêu dùng, có các hành vi cản trở sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp khác.
Theo bà Lan, vấn đề nổi cộm nhất trong cạnh tranh là bản quyền truyền hình, đặc biệt là đối với bản quyền phát sóng các giải đấu thể thao. Việc nhiều doanh nghiệp lớn đua nhau cạnh tranh mua bản quyền với chi phí "khủng" là nguyên nhân khiến giá thuê bao liên tục tăng. Ví dụ, bản quyền phát sóng Ngoại hạng Anh ở Việt Nam tăng từ 4 triệu USD mùa giải 2007 - 2010 lên 19 triệu USD mùa giải 2011 - 2013 và nhảy vọt lên tới 37,5 triệu USD mùa giải 2013 - 2016. Sự leo thang của giá mua bản quyền khiến người tiêu dùng phải gánh chịu nhiều hệ lụy.
Nhiều "chiêu" cạnh tranh không lành mạnh
Khảo sát từ phía người tiêu dùng cho thấy, thị trường truyền hình trả tiền đã xuất hiện các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp thông qua các kênh chương trình tự sản xuất và báo chí để nói xấu đối thủ. Hoặc một số doanh nghiệp dựa vào sức mạnh thống lĩnh thị trường đã "ép" các nhà cung cấp kênh nội dung phải ký hợp đồng độc quyền. Bà Trần Phương Lan cho rằng, những hành vi này có vi phạm Luật Cạnh tranh hay không thì cần khảo sát và đánh giá kỹ hơn, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, một hiện tượng gây bức xúc cho người dân là nhiều doanh nghiệp truyền hình đã móc nối với chủ đầu tư các khu đô thị và căn hộ để độc quyền cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Hành vi này khiến các doanh nghiệp khác không có cơ hội để tiếp cận khách hàng, còn người dùng không có quyền lựa chọn dịch vụ. Thế nhưng, những hành vi này lại chưa được quy định trong Luật Cạnh tranh do đó cần phải sửa đổi, bổ sung vào Luật để bảo đảm quyền lợi người dùng.
Theo bà Lan, việc xuất hiện một nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường gây quan ngại cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người tiêu dùng và có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Vì thế, cơ quan quản lý cần tăng cường quản lý, giám sát hơn nữa để thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ này đi vào cạnh tranh lành mạnh.

Điều 11, Luật Cạnh tranh quy định: Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.
Về Đầu Trang Go down
vansostar
Thành viên nhiệt huyết
Thành viên nhiệt huyết
vansostar

Tên Thật : Nguyễn Văn Số
Tổng số bài gửi : 726
Ngày gia nhập : 18/12/2012
Tuổi : 29
Đang sống tại : Quảng Bình
Làm việc tại : Quảng Bình
Giới tính : Nam

Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền   Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền I_icon_minitime2013-09-13, 11:56 am

Vạch mặt các chiêu lừa đảo bán hàng qua truyền hình
ICTnews - Theo ông Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS), cơ quan này nhận được nhiều khiếu nại liên quan đến việc lợi dụng truyền hình để bán hàng lừa đảo người tiêu dùng. Điều đáng buồn là cả doanh nghiệp và nhà đài đều lảng tránh trách nhiệm.
Điển hình nhất là rất nhiều trường hợp khiếu nại của người dùng về điện thoại Hiphone 5 được quảng cáo trên các kênh truyền hình của VTC, SCTV do Công ty The Sun Việt Nam cung cấp. Theo đó, sản phẩm được quảng cáo với tính năng, công dụng hiện đại như điện thoại iPhone của Apple nhưng khi người mua nhận được sản phẩm lại không như quảng cáo. Thông tin người bán chỉ là một số điện thoại công bố trên tivi, nhưng khi liên lạc đến số điện thoại này, người mua được tư vấn gửi hàng lại địa chỉ do công ty cung cấp, hoặc có trường hợp còn bị nhân viên tư vấn phớt lờ không giải thích, thậm chí có lời nói coi thường người mua. Một số người mua "may mắn" hơn được tư vấn gửi trả lại địa chỉ công ty để đổi hàng hoặc sửa chữa, nhưng đó lại là địa chỉ "ma" hoặc là địa chỉ của bưu điện (nơi công ty đăng ký để nhận bưu phẩm ký gửi).
Khi VINASTAS liên hệ với công ty The Sun để phản ánh khiếu nại cũng không nhận được sự hợp tác.
Một trường hợp khác là chị Trần Thị Ngọc Bích (Hà Nội) khiếu nại về sản phẩm máy tập bụng được công ty Phượng Hoàng Việt Nam bán trên truyền hình. Nội dung khiếu nại như sau: Máy tập bụng Finest được quảng cáo trên truyền hình với công nghệ và linh kiện nhập khẩu của Hoa Kỳ 100%, cùng chương trình giảm giá tới 70% nếu người mua đặt hàng qua số máy 08.39503333. Chị Bích gọi tới số điện thoại này để đặt hàng thì được nhân viên chúc mừng chị đã lọt vào Top 100 khách hàng được hưởng khuyến mãi, đồng thời giải thích về lợi ích của máy tập, giá máy là 8.930.000 đồng nhưng chị được khuyến mãi 70% nên chỉ phải trả 2.680.000 đồng. Sau vài ngày, chị Bích nhận được một bưu kiện và được yêu cầu ký vào hóa đơn nhận hàng, chị Bích đề nghị kiểm tra hàng hóa trước khi nhận nhưng người giao hàng nói "tôi chỉ là nhân viên bưu điện đưa hàng thuê mà thôi". Theo chị Bích, sản phẩm nhận được không có một bộ phận hay linh kiện nào thể hiện là được sản xuất ở Hoa Kỳ và có chất lượng rất kém.
Ông Tuấn cho rằng, rất nhiều trường hợp khiếu nại về chất lượng sản phẩm khi mua hàng qua truyền hình được phản ánh tới VINASTAS. Do không được kiểm soát chặt chẽ nên phương thức bán hàng này đang trở thành kẽ hở để nhiều kẻ lừa đảo lợi dụng, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Do đặc điểm và lợi thế về công nghệ, truyền hình được phát sóng rộng rãi nên khả năng phát tán và gây thiệt hại cho người dùng rất lớn.
Điều đáng buồn hơn, mặc dù nhà nước đã quy định doanh nghiệp kinh doanh truyền hình phải chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung thông tin cung cấp cho người tiêu dùng nhưng rất nhiều trường hợp khi người dùng bị thiệt hại vì thông tin quảng cáo lừa dối, không trung thực của doanh nghiệp bán hàng qua truyền hình, VINASTAS phản ánh tới nhà đài thì cũng vấp phải thái độ lảng tránh, trốn trách nhiệm. Nhà đài không cung cấp thông tin về doanh nghiệp bán hàng, không ngăn chặn sự lừa đối của doanh nghiệp bán hàng mà vẫn tiếp tục phát các quảng cáo sai sự thật.
Ông Tuấn kiến nghị: "Nhà nước cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động truyền hình trả tiền và hoạt động thương mại trên truyền hình để bảo đảm lợi ích người tiêu dùng".

Các hành vi lừa đảo phổ biến của doanh nghiệp bán hàng qua truyền hình
Quảng cáo "thổi phồng" chất lượng, tính năng, công dụng, nguồn gốc xuất xứ và giá trị hàng hóa. Khi cung cấp hàng hóa không kèm hóa đơn giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ, không giấy tờ xác nhận chất lượng, chỉ dẫn sử dụng, giấy bảo hành. Bán hàng không hóa đơn chứng từ, kể cả khi người mua yêu cầu. Không cho phép người mua xem hàng hóa trước khi nhận hàng, không nhận lại sản phẩm ngay cả khi người mua vừa nhận hàng và phát hiện ngay sản phẩm không như quảng cáo vừa công bố. Đa số lẩn trốn trách nhiệm bảo hành khi người mua khiếu nại, không cung cấp thông tin địa chỉ, luôn thay đổi địa chỉ trên trang mạng của đơn vị bán hàng để ngăn người tiêu dùng tiếp cận doanh nghiệp.
Về Đầu Trang Go down
 

Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Thuê bao bình quân truyền hình trả tiền Việt Nam thấp nhất trong khu vực
» Xu hướng liên doanh liên kết trong truyền hình
»  Tiêu điểm: Truyền hình trả tiền cần cơ chế quản lý mới
» Ấn Độ đang xúc tiến mở kênh truyền hình tại Việt Nam
» Đài truyền hình Việt Nam kỷ niệm 41 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Công Nghệ DVB :: tin tức về truyền hình-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất