Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
lịch sử hình thành và phát triển của các đài truyền hình  Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
lịch sử hình thành và phát triển của các đài truyền hình  Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 lịch sử hình thành và phát triển của các đài truyền hình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

lịch sử hình thành và phát triển của các đài truyền hình  Empty
Bài gửiTiêu đề: lịch sử hình thành và phát triển của các đài truyền hình    lịch sử hình thành và phát triển của các đài truyền hình  I_icon_minitime2012-03-28, 12:54 am

ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH ĐỒNG NAI 35 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

lịch sử hình thành và phát triển của các đài truyền hình  476111089_a85547f0ab_m
Sau một thời gian chuẩn bị, đúng 19 giờ ngày 19/11/1976, nhân dịp Đại
hội lần thứ nhất của Đảng bộ Đồng Nai kết thúc thành công, chương trình
chào mừng Đại hội Đảng được phát trên sóng với lời xướng “Đây là Đài
Phát thanh Đồng Nai – Tiếng nói của nhân dân tỉnh Đồng Nai” qua giọng
đọc của 2 xướng ngôn viên Đoàn Bửu và Thanh Huyết đã vang đến từng vùng
trong tỉnh, mở ra một loại hình báo chí mới ở Đồng Nai, mở ra một trang
mới trong lịch sử báo chí Đồng Nai…
Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, các phóng viên của Thông
tấn xã Giải phóng khu Đông Nam bộ do đồng chí Trịnh Yến phụ trách vẫn
bám sát tình hình Đồng Nai để thông tin kịp thời các mặt hoạt động, ổn
định tình hình an ninh chính trị, giữ vững thành quả cách mạng của Đồng
Nai ra cả nước.
Chỉ một tuần sau đó, Khu ủy miền Đông quyết định xuất bản số báo
đầu tiên của tỉnh Biên Hòa: tờ báo Biên Hòa. Từ đó, Đài Truyền thanh
Biên Hòa được gấp rút xây dựng với máy phát 300W đặt tại ngã ba Vườn Mít
do đồng chí Nguyễn Thị Bích Vân vừa từ Đài Tiếng nói Việt Nam trở về
phụ trách. Cũng trong thời gian này, đồng chí Lê Quang Thành, Trưởng Ban
Tuyên huấn Tỉnh ủy xây dựng phương án trình Thường vụ Tỉnh ủy cho xuất
bản tờ báo mang tên Đồng Nai do Ban Tuyên huấn quản lý. Cùng với việc
phát hành báo Đồng Nai, Tỉnh ủy chỉ đạo xây dựng một Đài phát thanh để
phủ sóng toàn tỉnh. Hai máy phát có công suất 20Kw, hiệu Gate cùng với 2
máy nổ 150KVA của Đài Mẹ Việt Nam được các đồng chí Nguyễn Văn Thọ (Năm
Thọ - nay đã mất), Nguyễn Văn Nhiên, Nguyễn Minh Trưng tiếp quản đưa về
Biên Hòa và sau đó, phối hợp với cán bộ công nhân kỹ thuật Đài Tiếng
Nói Việt Nam II xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ban đầu cho Đài PT-TH
Đồng Nai. Để phục vụ cho Đài Phát thanh của tỉnh, Đài Truyền thanh Biên
Hòa được giao cho đồng chí Lê Ánh Vân phụ trách, đồng chí Nguyễn Thị
Bích Vân và đồng chí Nguyễn Minh Tiến (nay đã mất) được giao nhiệm vụ
gấp rút tuyển dụng và đào tạo, gửi đi đào tạo một lớp phóng viên trẻ
phục vụ cho Đài. Ngày đầu thành lập, Đài Phát thanh Đồng Nai có 64 biên
chế. Những người có mặt từ 1976 vẫn liên tục phục vụ ở Đài cho đến nay
là các đồng chí: Huỳnh Kim Ngọc,Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Cúc,
Tống Duy Hòa…
Sau một thời gian chuẩn bị, đúng 19 giờ ngày 19/11/1976, nhân
dịp Đại hội lần thứ nhất của Đảng bộ Đồng Nai kết thúc thành công,
chương trình chào mừng đại hội Đảng được phát trên sóng với lời sướng
“Đây là Đài Phát thanh Đồng Nai – Tiếng nói của nhân dân tỉnh Đồng Nai”
qua giọng đọc của xướng ngôn viên Đoàn Bửu, Thanh Thuyết đã vang đến
từng vùng trong tỉnh, mở ra thêm một loại hình báo chí mới ở Đồng Nai.
Đài Đồng Nai giai đoạn đầu tập trung tuyên truyền việc khôi phục sản
xuất, ổn định tình hình đời sống nhân dân, bảo vệ chính quyền; khắc phục
hậu quả thiên tai, kêu gọi toàn dân, toàn dân dồn sức để bảo vệ biên
giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, nêu những biện pháp tháo gỡ khó khăn;
ủng hộ các biện pháp, nổ lực bung ra tìm các mô hình làm ăn mới trong
công nghiệp, nông nghiệp để giữ vững sản xuất, vượt qua khủng hoảng.
Cơ chế quản lý theo kiểu bao cấp kéo dài đã triệt tiêu động
lực, làm sản xuất bị đình đốn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.
Trong bối cảnh đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng CSVN với khẩu hiệu đổi
mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, xóa bỏ chế độ tập trung
quan liêu bao cấp, giải phóng lực lượng sản xuất, khơi dậy mọi tiềm
năng. Nhờ đó, nền kinh tế bắt đầu chuyển động, kéo lùi dần lạm phát, đẩy
lùi khủng hoảng đang ở bờ vực thẳm. Trong bối cảnh cả nước và Đồng Nai
đang khởi động đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng
CSVN, báo chí Đồng Nai nói chung và Đài Đồng Nai cũng tích cực chủ động
đổi mới và được tiếp sức bằng những bài báo có tiêu đề “Những việc cần
làm ngay” của tác giả NVL và sau đó là Chỉ thị 15 cuả Ban Bí thư. Đài
Đồng Nai trong thời gian này thông tin đậm các biện pháp tích cực trên
các lĩnh vực kinh tế - xã hội để tham gia thực hiện đổi mới, ủng hộ các
điển hình, nêu các thành tựu của công cuộc đôi mới đem lại, phê phán
những biểu hiện cản trở công cuộc đổi mới. Đặc biệt, cùng với báo chí cả
nước và báo chí trong tỉnh, Đài Đồng Nai đã sớm đi vào lĩnh vực gai góc
là đấu tranh chống tiêu cực, vạch trần các hiện tượng lãi giả lỗ thật,
nêu đích danh các cán bộ tham ô, lãng phí, mất dân chủ. Cuộc chiến đấu
trên lĩnh vực này của báo chí Đồng Nai hết sức gian nan, bị phản ứng
quyết liệt của các đối tượng thậm chí có phóng viên bị chụp mũ, bị tạm
giữ nhưng được lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy nên báo chí Đồng Nai nói
chung và Đài Đồng Nai nói riêng trong cuộc đấu tranh này vẫn giữ đúng
định hướng và đạt hiệu quả.
Năm 1989, Đài chính thức đổi tên thành Đài PT-TH Đồng Nai. Nhưng trước
đó, tổ truyền hình thuộc Đài với 2 máy quay phim 16 ly mang từ chiến khu
ra và do Ty văn hóa – thông tin chuyển giao năm 1981, với 7 cán bộ,
phóng viên đã luôn có mặt ở những điểm nóng để quay phim, dàn dựng và
đưa phát trên Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Do yêu cầu của sự
phát triển, BCH Tỉnh ủy có nghị quyết về việc xây dựng Đài Truyền hình.
Sau một thời gian chuẩn bị, đến ngày 26/01/1995 sóng truyền hình Đồng
Nai đã được phát thử nghiệm trên kênh 12 VHF, đưa hình ảnh của các hoạt
động kinh tế - văn hóa-xã hội-an ninh quốc phòng của tỉnh, đến nhân dân
trong tỉnh và khu vực.
Hiện nay, Đài PT-TH Đồng Nai đã có nhiều đợt cải tiến chương
trình phát thanh – truyền hình nâng cao chất lượng, phục vụ ngày càng
tốt hơn các yêu cầu của Đảng của Nhà nước. Giai đoạn cuối thập niên 90
(cuối thế kỷ 20), phát thanh Đồng Nai có sự chuyển biến về chất nhờ tiếp
cận công nghệ làm phát thanh mới. Đến tháng 1/1/2000, đợt cải tiến toàn
diện chương trình phát thanh, truyền hình đã được thực hiện cho đến
nay.
Năm 2003, đồng chí Mai Sông Bé được lãnh đạo tỉnh điều về làm giám đốc
Đài thay đồng chí Nguyễn Thị Bích Vân nghỉ hưu. Giai đoạn từ 2003-2006,
Đài PT-TH Đồng Nai có nhiều nỗ lực đổi mới mạnh mẽ (tăng kênh sóng, tăng
thời lượng phát sóng, đổi mới cải tiến chương trình, tăng doanh thu
quảng cáo, tài trợ). Nội dung tuyên truyền của Đài giai đoạn này tập
trung cao vào những bước chuyển mình năng động trong phát triển, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể là chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo tinh thần các Nghị quyết của Tỉnh phấn đấu xây dựng thành một tỉnh
công nghiệp theo hướng hiện đại. Đài Đồng Nai bên cạnh việc tuyên truyền
các nhân tố điển hình, người tốt việc tốt trên các lĩnh vực kinh tế-văn
hóa-xã hội-an ninh quốc phòng còn tích cực trong đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong xã hội khác. Đây là giai
đoạn Đài Đồng Nai tạo được nhiều tiếng vang nhờ những chuyển động trong
việc tổ chức chương trình.
Trong thời gian qua, dưới sự dìu dắt của các nhà báo trưởng
thành trong chiến tranh, các nhà báo có kinh nghiệm từ miền Bắc được bổ
sung, đội ngũ báo chí Đài Đồng Nai đã có bước trưởng thành sau ngày
giải phóng đã góp phần tích cực vào mặt trận báo chí địa phương, từng
bước khẳng định tài năng của mình trước yêu cầu đổi mới báo chí hết sức
khắc khe. Trong số các nhà báo này, có người trở thành những cán bộ lãnh
đạo trong cơ quan báo chí của tỉnh, có người không chỉ khẳng định uy
tín của mình đối với công chúng trong tỉnh, mà còn khẳng định vị trí
nghề nghiệp đối với công chúng, đồng nghiệp trong khu vực và cả nước
bằng những bài viết sắc sảo, những bài viết đoạt các giải thưởng báo chí
trong các liên hoan PT-TH, các giải báo chí quốc gia.
Ôn lại truyền thống để làm hành trang cho chặng đường đi
tới, một chặng đường hứa hẹn còn nhiều thử thách cạnh tranh và yêu cầu
nghiệp vụ cao hơn trong xu thế hội nhập và sự phát triển như vũ bão của
công nghệ truyền thông./.
Về Đầu Trang Go down
 

lịch sử hình thành và phát triển của các đài truyền hình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Công Nghệ DVB :: Thông tin về nhà đài-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất