Nhưng ngày đó sẽ đến rất gần và không có gì là thừa để những người làm giải trí truyền hình lo tính toán.
Vài giờ sau khi được phát sóng trên kênh truyền hình Vĩnh Long (THVL), các tập phim
Bảy lá bài lập tức được đưa lên trang web của đài. Lướt một vòng trên trang web truyền hình Vĩnh Long còn thấy có khá nhiều bộ phim và chương trình truyền hình thực tế được đưa lên. Cách làm này giúp những bộ phim, chương trình đến với nhiều khán giả hơn.
Nhưng liệu có khiến cho phim hay chương trình của đài sản xuất mất dần sự “độc quyền” trên truyền hình?
Ông Lê Quang Nguyên, giám đốc Ðài phát thanh - truyền hình Vĩnh Long, giải thích: “Chúng tôi không đưa lên web thì thiên hạ cũng đưa lên. Với cách làm này chúng tôi tạo mảnh đất chính thống giúp khán giả có thể xem lại những chương trình của Vĩnh Long. Tuy nhiên, dung lượng trang web của đài chúng tôi cũng hạn chế nên số lượng người xem không nhiều và thường bị đứng hình. Vừa qua, từ ngày 11-11-2014, chúng tôi đã liên kết với trang mạng YouTube, tạo một trang web riêng của THVL tại youtube.com/user/vinhlongtv để khán giả tiện theo dõi”.
Tạo kênh riêng trên YouTube
Sử dụng Internet như một phương tiện truyền thông để mọi người có thể tiếp cận với các chương trình một cách chính thống, có bản quyền... như cách làm của THVL đang là xu hướng chung. Năm 2013, VTC tạo ra kênh riêng của mình trên YouTube: youtube.com/vtctv. Tháng 6-2014, VTV cũng đã ra mắt kênh YouTube chính thức tại địa chỉ youtube.com/VTVgo. Tháng 8-2014, HTV-TMS đã ký hợp tác với Google trong dịch vụ đưa HTV online trên YouTube với mục đích quảng bá nội dung và bảo vệ bản quyền...
Ðau đầu chuyện bản quyền Ði kèm với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông mới là vấn nạn về bản quyền. Khá nhiều chương trình của nhà đài sản xuất được đưa lên Internet và di động để thu lợi bất chính. Ðiều này khiến nhà đài và nhà sản xuất đau đầu tìm cách giải quyết. Việc các nhà đài hợp tác với YouTube là một cách để bảo vệ bản quyền chương trình. Tuy nhiên, theo bà Bích Liên - giám đốc Công ty Sóng Vàng: “Công ty chúng tôi cũng cử người quản lý bản quyền phim truyền hình do mình sản xuất. Nếu gặp trường hợp vi phạm, chúng tôi đề nghị YouTube gỡ bỏ. Tuy nhiên công việc này chỉ mang tính tạm thời. Xóa phim trên trang web này lại mọc trên trang web khác mà thôi”. |
Trước đó, vào tháng 4-2014, HTV cũng đã lập trang HTV online và đưa tất cả nội dung đã phát sóng lên đó để đáp ứng nhu cầu xem lại của khán giả và thu hút... quảng cáo online.
Việc mở trang web hay liên kết với YouTube không chỉ đặt ra bài toán nan giải cho những người làm truyền hình nói chung và cả những đơn vị đầu tư sản xuất nội dung giải trí truyền hình nói riêng là phải làm cho hay, hấp dẫn mà còn phải tính đến chuyện đáp ứng kỹ thuật “đa màn hình”. Làm sao để các đối tượng khán giả khác nhau có thể xem được nội dung truyền hình trên tất cả thiết bị mà họ có trong tay.
Tuy nhiên, nguồn thu từ việc quảng cáo trên HTV online sau chín tháng hoạt động theo ông Võ Thế Uy Trấn - giám đốc Công ty HTV-TMS - vẫn chẳng đáng là bao: “Việc mở HTV online thật ra là một động thái đón đầu trước truyền hình tương lai. Số tiền kiếm được từ quảng cáo trên trang web này đến nay thật sự chưa đáng kể”.
Nắm bắt và điều chỉnh
Một số người trong cuộc nhận định trong sự phát triển hiện nay, việc đưa chương trình đến với khán giả bằng hình thức nào không còn quan trọng. Ðiều quan trọng hơn là các nhà đài phải xây dựng những chương trình chất lượng, đạt chuẩn và có sự tương tác cao với khán giả.
Ðối với các đài truyền hình có thể tự sản xuất hoặc liên kết sản xuất các chương trình thì điều này thật sự không quá khó. Còn đối với các đài nhỏ, địa phương không tự sản xuất chương trình mà phải mua sản phẩm về phát lại thì đây quả là một thách thức không nhỏ.
Một trong những chương trình có tính tương tác cao đang được khán giả trẻ yêu thích đó là
Bữa trưa vui vẻ của VTV6. Xem chương trình này, khán giả có cảm giác tham gia cùng chương trình qua thiết bị điện thoại hoặc máy tính. Họ có thể giúp nghệ sĩ khách mời trả lời câu hỏi trong chương trình đưa ra, chụp hình rồi đăng trên trang fanpage của
Bữa trưa vui vẻ để được nhận quà...
Vừa qua, một chương trình khác của VTV6
Chung cư 22+ cũng được lên sóng theo cách làm tương tự
Bữa trưa vui vẻ... Bộ phim
Tuổi thanh xuân đang phát sóng trên VTV3 hiện vẫn để ngỏ kết phim để chờ lấy ý kiến của khán giả thông qua Facebook. Nhà sản xuất hi vọng cách làm này sẽ tạo kết phim “đẹp lòng” đa số khán giả...
Bà Bích Liên - giám đốc Công ty Sóng Vàng, đơn vị hợp tác với nhà đài sản xuất khá nhiều chương trình và phim truyện - tự tin nhận định: “Ðúng là hiện nay truyền hình đang bị thách thức bởi truyền thông mới. Nhưng theo tôi, điều này cho đến giờ cũng không đáng lo lắm. Tâm lý khán giả vẫn muốn xem những chương trình giải trí hay phim sớm nhất và chỉ có truyền hình mới đáp ứng được điều này”.