Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
[Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
[Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 [Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
trungduc91
Administrator
Administrator
trungduc91

Tên Thật : Trần Trung Đức
Tổng số bài gửi : 1554
Ngày gia nhập : 03/03/2010
Đang sống tại : Lâm Đồng
Làm việc tại : DLU
Giới tính : Nam

[Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình Empty
Bài gửiTiêu đề: [Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình   [Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình I_icon_minitime2012-03-01, 10:35 pm

Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình cho phóng viên tác nghiệp tại hiện trường

Với sự phát triển của hạ tầng mạng viễn thông và công nghệ nén video, audio dẫn đến việc truyền tin trực tiếp qua internet vệ tinh, qua mạng không dây internet, qua mạng internet 3G và qua mạng internet có dây các phóng viên tác nghiệp tại hiện trường thực hiện theo các bước.

Trước đây việc truyền tin của phóng viên các hãng truyền hình chủ yếu là nén thành dạng file và truyền về máy chủ quản lý tin đặt tại trung tâm qua đường intenet hoặc tin video trực tiếp được gửi vào xe lưu động Uplink truyền qua vệ tinh. Với sự phát triển của hạ tầng mạng viễn thông và công nghệ nén video, audio dẫn đến việc truyền tin trực tiếp qua internet vệ tinh, qua mạng không dây internet, qua mạng internet 3G và qua mạng internet có dây không còn bị rào cản về băng thông nữa.



[Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình DSC_0089
Phóng viên Đài PTTH Hà Nam tác nghiệp tại Lễ hội Tịch điền năm 2012

Các phóng viên tác nghiệp tại hiện trường thực hiện theo các bước như sau:

- Phóng viên tác nghiệp trong và ngoài nước sau khi quay, ghi hình sẽ lưu tin video dưới dạng file vào thẻ nhớ.

- Di chuyển đến địa điểm có internet hoặc có sóng 3G, chuyển file video từ thẻ nhớ vào máy tính (nén theo định dạng yêu cầu) và truyền về máy chủ quản lý tin FTP tại Đài.

Như vậy, giải pháp tác nghiệp hiện tại không phù hợp cho phóng viên tác nghiệp tại các vùng bão lũ, điểm nóng, không đáp ứng nhanh, quá mất thời gian và không cơ động.

Thông thường phóng viên tác nghiệp tại hiện trường mang đề cương (vỏ bản tin) đăng ký xe và máy quay. Thời hạn phóng viên nộp bản tin muộn nhất là thời gian phóng viên trả máy quay theo bản đăng ký, hàng ngày sau khi phóng viên quay tin video và gửi về Đài phải sớm hơn giờ phát sóng bản tin hàng ngày trước 15 phút. Một tin video có thời lượng nhỏ hơn 3 phút chuẩn nén DV 30Mbps khoảng 600Mbyte còn với nén MPEG 2 tốc độ 6Mbps thì dung lượng còn khoảng 100MByte. Dùng giải pháp truyền tin về máy chủ FTP server qua USB 3G tốc độ trung bình 120Kbps mất khoảng hơn 14 phút đối với file nén mpeg-2 tốc độ 6Mbps và 84 phút đối với file nén DV tốc độ 30 Mbps. Phóng viên sử dụng máy tính, kết hợp với USB 3G để nén và truyền file mất rất nhiều thời gian, làm giảm tính thời sự của bản tin video.

Vì vây, nghiên cứu phương án dùng thiết bị nhỏ, gọn có thể mang vác theo người, đáp ứng tất cả các loại đường truyền, có tính cơ động cao là một yêu cầu cấp thiết. việc tác nghiệp tại hiện trường cần trang bị một loại thiết bị nhỏ, gọn đáp ứng nhiều môi trường truyền dẫn (internet, wan, vệ tinh, 3G,…) ngoài ra còn có khả năng ghép kênh để tăng tốc độ truyền tức thời lên gấp 4 hoặc 8 lần là một nhu cầu cấp bách.

2. Các phương án truyền tin.

2.1. Phương pháp sử dụng phần mềm và máy chủ [You must be registered and logged in to see this link.]

Hiện nay phương pháp sử dụng phần mềm và máy chủ FTP là phương pháp chủ yếu được sử dụng cho nhiều phóng viên các khối biên tập khi tác nghiệp tại hiện trường truyền tin về Đài Truyền hình Việt Nam. Phương pháp này hữu hiệu trong việc truyền tin bài ở những địa điểm có sẵn cơ sở hạ tầng mạng nhưng còn bộc lộ những nhược điểm nhất định trong quá trình sử dụng.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Phóng viên sau khi quay xong bản tin tại hiện trường sẽ lưu bản tin vào thiết bị lưu trữ ngoài (ổ cứng di động, thẻ nhớ, usb …).

Bước 2: Tải dữ liệu từ thiết bị lưu trữ ngoài (hoặc trực tiếp từ camera) vào máy tính cá nhân.

Bước 3: Truyền tin cùng sự hỗ trợ của phần mềm theo kèm thông qua các giao tiếp Internet về hệ thống máy chủ FTP đặt tại Đài.

Bước 4: Kỹ thuật viên, phóng viên, biên tập viên tại Đài truy xuất dữ liệu từ máy chủ FTP sau đó dựng và phát sóng.

b) Yêu cầu của thiết bị và hệ thống:

Thiết bị:



  • Camera cho phóng viên.



  • Thiết bị lưu trữ ngoài như thẻ nhớ, USB, ổ cứng di động…



  • Máy tính cá nhân hoặc smartphone (iphone, blackberry, HTC…) hoặc Ipad có cài phần mềm dùng để truyền tin. Những thiết bị này truyền tin qua các giao tiếp Internet. Việc truyền tin qua USB 3G được áp dụng cho những nơi tác nghiệp có địa hình hiểm trở, không có sẵn phương tiện và hạ tầng mạng.
Đối với hệ thống:



  • Máy chủ FTP dùng để lưu trữ bản tin phóng viên truyền về và phục vụ cho kỹ thuật viên truy xuất lấy bản tin, dựng trước khi phát sóng.hình 2



  • Phần mềm trên máy chủ FTP cho phép quản lý việc gửi và nhận tin của phóng viên.



  • Hệ thống máy dựng kết nối với máy chủ qua cable Ethernet.

[Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình 1325748324.nv
c) Ưu điểm và nhược điểm:

* Ưu điểm:



  • Dễ sử dụng, tốc độ truyền bản tin tương đối ổn định.
* Nhược điểm:



  • Không thể thực hiện với những nơi không có sẵn hạ tầng mạng.



  • Đường truyền đôi khi bị gián đoạn do mất tín hiệu khi sử dụng truyền tin qua thiết bị 3G hay wifi, wimax dẫn đến phải thực hiện lại từ đầu việc truyền tin.



  • Gặp khó khăn trong việc truyền tin có dung lượng lớn trong thời gian ngắn (gần như không thể) dẫn đến việc không phát sóng kịp thời những bản tin thực hiện nhanh chóng ngay trước chương trình thời sự.



  • Phóng viên phải mang nhiều thiết bị (gồm camera, laptop và thiết bị ngoại vi…).
2.2. Phương án sử dụng thiết bị chuyên dụng để gửi và nhận tin.

Hiện nay, có một số hãng cung cấp thiết bị có thể đáp ứng được nhu cầu truyền tin nhanh chóng của phóng viên. Hình vẽ dưới đây là mô hình và phương pháp chung mà các hãng thiết bị chuyên dụng dùng để thực hiện việc truyền tin ngay tại hiện trường. Ngoài ra, điện thoại smart phone (HTC, Iphone, Blackberry...v.v.) cũng có thể đóng vai trò được như USB 3G và được kết nối với máy tính cá nhân để truyền tin nhờ sự trợ giúp của công nghệ Stearing nhưng giải pháp này còn mới mẻ và không đảm bảo được độ an toàn và chất lượng trong việc truyền tin.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Phóng viên sử dụng camera quay tại hiện trường có kết nối thẳng với thiết bị encoder chuyên dụng.

Bước 2: Thiết bị encoder kết nối với Internet thông qua chuẩn giao tiếp wifi, wimax, ethernet, 3G,… Đặc biệt các thiết bị chuyên dụng cho phép ghép kênh nhiều kết nối 3G giúp tăng băng thông đường truyền (từ 4 tới 16 USB 3G) để truyền tin.

Bước 3: Phóng viên truyền tin trực tiếp ngay khi quay bản tin thông qua thiết bị Encoder có kết nối Internet về thiết bị Decoder đặt tại trung tâm. Thiết bị decoder nhận được tin truyền về sẽ giải mã ra tín hiệu. Từ đó bản tin có thể được đưa lên phát sóng trực tiếp hay lưu trữ trên hệ thống.

Bước 4: Ngoài việc truyền bản tin trực tiếp tại hiện trường, thiết bị Encoder chuyên dụng cũng có khả năng lưu trữ dữ liệu bản tin trên ngay thiết bị. Điều này giúp phóng viên có thể truyền tin sau nếu không có nhu cầu truyền trực tiếp tại hiện trường.



[Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình 1325748332.nv
b) Yêu cầu của thiết bị và hệ thống:

- Camera cho quay phim hoặc phóng viên.

- Thiết bị encoder được nối trực tiếp với camera của phóng viên bằng các chuẩn giao tiếp video ( SDI, analog…). Thiết bị encoder có kết nối với Internet thông qua bất cứ chuẩn giao tiếp Internet nào như 3G, Ethernet, Wifi, Wimax..v..v.

- Thiết bị decoder đặt tại trung tâm có kết nối Internet qua giao tiếp cable Internet.

- Màn hình monitor giúp kĩ thuật viên có thể xem trực tiếp được tin phóng viên truyền về qua thiết bị chuyên dụng.

c) Ưu điểm và nhược điểm:

* Ưu điểm:



  • Nhỏ gọn, dễ sử dụng, giúp phóng viên giảm được việc mang các thiết bị cồng kềnh, khó di chuyển.



  • Tốc độ truyền tin được tăng lên nhờ sự trợ giúp của công nghệ ghép kênh 3G.



  • Giúp phóng viên có thể truyền tin trực tiếp tại những nơi hiện trường có địa hình hiểm trở, nơi không thể truyền tin bằng phương pháp thông thường.



  • Quản trị hệ thống truyền tin dễ dàng với các thao tác đơn giản dành cho cả kỹ thuật viên và phóng viên.
* Nhược điểm:



  • Truyền tin qua tín hiệu 3G tín hiệu vẫn bị chập chờn, không ổn định.
3. Một số thử nghiệm.

3.1. Thử nghiệm với thiết bị của hãng Fujitsu: IP900.

IP900 là dòng sản phẩm IP Encoder và Decoder hỗ trợ MPEG4 AVC 4:2:0, với Interface I/O là HDMI, SDI và khả năng truyền dữ liệu theo cả hai phương pháp Multicast UDP/IP và Unicast RTP/UDP/IP.

Size: 1RU x 8.3”W x 11.8”D

Weight: 2.3kg

a) Mô hình thử nghiệm 1:



[Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình 1325748349.nv
Video source: Nguồn SDI embedded đưa vào IP 900 Encoder qua cổng HDMI.

Video Transmission: IP900 Encoder mã hóa và đóng gói sang IP, truyền qua Switch đến IP900 Decoder. IP900 Decoder giải mã và chuyển tín hiệu ra cổng HDMI.

Video Receiver: Màn hình nhận tín hiệu từ cổng HDMI, hiển thị

3.2. Thử nghiệm với thiết bị của hãng Aviwest DMNG.

Hệ thống DMNG (Digital Mobile News Gathering) bao gồm: IBIS DMNG và IBIS Studio

- IBIS DMNG là thiết bị Encode để mã hóa nội dung video và âm thanh,nó sử dụng công nghệ nén video H.264. IBIS DMNG tích hợp 4 cổng USB được sử dụng để kết nối với nhiều mạng IP, sử dụng công nghệ ghép kênh Bonding và thuật toán FEC (Forward Error Correction) để truyền tín hiệu về trung tâm:

Công nghệ Bonding: hệ thống DMNG hoạt động bằng cách phát hiện và tập hợp (liên kết với nhau) nhiều mạng trên nền IP. Khi thế giới ngày càng được bao phủ bởi công nghệ kết nối không dây, IBIS DMNG có lợi thế của tất cả các mạng IP trong khu vực của bạn khi chúng có sẵn. IBIS DMNG tự động nhận biết và liên kết tất cả những kết nối IP có sẵn để đưa cho bạn băng thông lớn nhất giúp bạn có thể dàn trải nội dung và tin nhắn cần gửi.

FEC: hệ thống DMNG cũng đảm bảo tối thiểu sự mất gói và tối đa chất lượng video nhờ thuật toán FEC. Tỷ lệ phần trăm thuật toán FEC phụ thuộc vào một vài tham số để đạt được tốt nhất mà không cần thêm chi phí.

IBIS DMNG là thiết bị nhẹ và nhỏ gọn: trọng lượng 746g bao gồm cả Pin Lithium polymer 2 cell 7.2V 3000mAh cho phép thiết bị hoạt động 2 giờ liên tục, kích thước (WxHxD) 121mm x 38mm x 168mm.

- IBIS Studio là thiết bị Decode, nhận nội dung từ các IBIS DMNG. IBIS Studio được thiết kế để nhận được một hoặc nhiều dòng video từ 4 IBIS DMNG. IBIS Studio có thể cung cấp nội dung thông qua cổng đầu ra SDI của nó hoặc nó có thể ghi lại các nội dung trên thiết bị riêng của mình.

* Mô hình thử nghiệm:

- Video truyền từ Camera tới thiết bị Encode và được nén theo chuẩn MPEG4 H264.

- Thiết bị Encode sử dụng công nghệ ghép kênh Bonding tích hợp 4 USB 3G truyền qua mạng internet đến thiết bị Decode.

- Thiết bị Decode giải nén tín hiệu video và xuất ra màn hình.



[Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình 1325748356.nv
4. Kết quả và đánh giá.

- Trong thử nghiệm trên, các thiết bị đều có khả năng truyền đơn điểm và đa điểm, kết quả thu được tín hiệu với chất lượng hình ảnh rất tốt, độ trễ tín hiệu thấp.

- Các thiết bị có ưu thế không cần thuê kênh riêng kiểu OFFICE WAN mà có thể truyền trực tiếp qua mạng internet FTTH, hỗ trợ tác nghiệp tại hiện trường thông qua hệ thống 3G, có khả năng làm việc tốt với mạng IP.

- Các thiết bị đều có tính năng real time, và lưu trữ vào máy tính.



Theo Khoa học kỹ thuật truyền hình
Về Đầu Trang Go down
http://www.diendanvetinh.com.vn
 

[Tài liệu] Các Phương pháp truyền tin trực tiếp về đài truyền hình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» [Giúp đỡ] Thống kê về số cuộc Truyền Hình Trực Tiếp và phương pháp truyền dẫn
» VTV SẼ TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP CÁC TRẬN ĐẤU CỦA U23 VIỆT NAM TẠI SEAGAME 28
» VTV6 truyền hình trực tiếp Lễ trao giải Grammy lần thứ 57
» Thủ tục Cấp giấy phép thu chương trình truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh
» Thủ thuật chia sẻ dữ liệu trực tiếp từ 2 máy tính

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Technology :: Kỹ Thuật Điện Tử - Viễn Thông-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất