10 thất bại thê thảm nhất làng công nghệ
Thời gian gần đây, chúng ta không ngừng nghe tin truyền hình sắp bước vào một cuộc cải cách lớn.
Trong những ngày cuối đời, Steve Jobs đã nói với người viết tiểu sử
của mình - Walter Isaacson rằng ông “cuối cùng cũng phá mã” được TV.
TechCrunch gọi đó là “một điều nữa” cuối cùng của Jobs (lấy cảm hứng từ bài thuyết trình ra
mắt chiếc iPhone đầu tiên của Steve Jobs, với 1 slide chỉ có 3 chữ:
“one more thing”, tạm dịch “một điều nữa”)
Google cũng đã tung ra phiên bản 2 của Google TV và công bố sẽ chiếu hơn 100 kênh YouTube mới trên
phiên bản mới này, và đồng thời cân nhắc mở cửa cơ sở dịch vụ
truyền hình trả tiền tại thành phố Kansas. Microsoft thì tuyên bố thỏa
thuận với Comcast và các hãng khác để đưa truyền hình vào máy Xbox.
Duy chỉ có một vấn đề với tất cả những sản phẩm này, đó là dường như mọi người vẫn thích xem
TV theo cách thức truyền thống hơn. Bằng chứng là gì? Trong 20 năm qua,
rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm cải thiện truyền hình
bằng nhiều cách - đưa thêm vào tính tương tác, tính năng truy cập web,
ghi hình kỹ thuật số, placeshifting, và các kênh internet.
Tuy nhiên, không có một nỗ lực nào thực sự nổi trội
và giành được thắng lợi.
1. QUBE – sản phẩm của tập đoàn Warner Communications năm 1977 Làn sóng TV tương tác đầu tiên thực sự khởi sắc với hệ thống trải nghiệm Full service
network của hãng truyền hình cáp Time Warner, từng bán được cho 4.000
hộ gia đình ở Orlando, Florida. Khách hàng có thể làm những việc như
đặt một chiếc bánh pizza từ Pizza Hut hay mua lại những thước phim thể
thao yêu thích thông qua hệ thống này. CEO Gerald Levin của
Time Warner lúc đó đã gọi đây là “bước ngoặt của ngành công nghiệp
truyền hình”.
Hệ thống này đã ngừng hoạt động sau đó 4 năm.
2. Web TV, 1996 Microsoft cũng có nhiều bước đi nhằm nhảy vào cuộc chơi truyền hình tương tác. Cuối những năm 1990,
hãng đã cố cung cấp một số nền tảng Windows CE cho thiết bị giải mã
tín hiệu truyền hình để truyền tải dịch vụ truyền hình tương tác.
Những nền tảng đầu
tiên này đã vấp phải các vấn đề về kỹ thuật và trì hoãn, và
Microsoft đã từ bỏ chúng hồi đầu năm 2000 và bắt đầu lại với
Foundation Edition. Sản phẩm này cũng lại là một sự thất bại.
Cuối cùng, Microsoft ngừng nỗ lực rao bán sản phẩm đến các nhà cung cấp cáp, và thay
vào đó tập trung vào nền tảng Mediaroom IPTV – sản phẩm này được bán
cho các hãng viễn thông muốn gửi chương trình TV lên mạng dữ liệu.
3. TiVo, 1999 Replay TV được ra mắt tại Triển lãm điện tử tiêu dùng hồi tháng 1/1999, cùng lúc với TiVo.
Dịch vụ này đã bị ảnh hưởng bởi một vụ kiện bản quyền – các đài truyền hình cho rằng
người dùng Replay sẽ dễ dàng bỏ qua những đoạn phim quảng cáo thương
mại. Công ty cũng được chuyển giao qua vài chủ sở hữu, và đến năm
2005, chủ sở hữu khi đó (D&M Holdings) đã dần loại bỏ sản phẩm
này. Cuối cùng, phần lớn tài sản của Replay TV được chuyển sang
DirecTV, và dịch vụ Replay TV cũng chính thức ngừng hoạt động vào
tháng 9/2011.
4. Ultimate TV, 2000 AOLTV là sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn nhất nước Mỹ thời bấy giờ, đã
được đánh giá khá rầm rộ tại Triển lãm điện tử tiêu dùng hồi
tháng 1/2000 và được ra mắt vài tháng sau đó. Được sản xuất bởi
Phillips và bán tại các hãng bán lẻ như Circuit City, AOLTV cho phép
người dùng truy cập dịch vụ của AOL như email, nhắn tin nhanh, cũng như
truy cập Web, từ chính TV của người dùng.
Tổng Hợp
Theo TTVN/BusinessInside