Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
mổ xẻ lnb!!!!! Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
mổ xẻ lnb!!!!! Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 mổ xẻ lnb!!!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 12:31 am

phần 1.

LNB
có tiếng dân dã ở chợ giời Hà Nội là kim thu, Sài Thành là nhuỵ, là cái
cục bằng nắm tay đặt ở tâm hội tụ của chảo. Downconverter là chuyển đổi
(convert) xuống tần số thấp (down), "Low noise block downconverter" là
"chuyển xuống tần số thấp dạng cục ít ồn". Nó thuộc phần tương tư của
thiết bị thu, chuyển tần số cao của sóng vê tinh thành tần số L băng
thấp dễ tải trong cáp 75 ôm ( 75 ohm, cũng là cáp đồng trục dùng cho
truyền hình cáp ). Cáp này cắm vào đầu thu, hộp cao tần ở đầu thu sẽ
chon lọc khếch đại tiếp, và cho tín hiệu ra đầu cuối cùng của phần tương
tự, đến IC AD trên phần số của đầu thu.

Nguồn LNB lấy từ đầu
thu, tín hiệu đầu thu điều khiển LNB và chảo, tín hiệu LNB bơm xuống đầu
thu... đều truyền qua cáp đồng trục 75 ôm, cáp ấy cũng giống như là cáp
đồng trục của ăng ten truyền hình mặt đất (ăng ten giàn), hay cáp của
truyền hình cáp cũng vậy, chỉ khác là đầu cáp LNB-đầu thu lắp giắc khác
truyền hình cáp và ăng ten giàn. Một số thiết bị khác như Switch đón lấy
tín hiệu đầu thu điều khiển LNB để thực hiện chức năng của nó, như chia
tín hiệu LNB cho nhiều máy thu, đương nhiên switch-tổng đài của ăng ten
cũng thay mặt đầu thu điều khiển các LNB. Nói cách khác, switch có
nhiều đầu ra đến nhiều đầu thu để một hay một nhóm ăng ten chảo-LNB được
nhiều đầu thu dùng chung, switch nhận lệnh điều khiển của từng đầu thu
và biến đổi lệnh đó sao cho hợp lý, rồi điều khiển chính nó ( switch )
và các LNB mắc vào nó. Với một cấu tạo đơn giản hơn, thì cácc sp
chia đơn giản tín hiệu từ LNB ra nhiều đầu thu, chỉ có một đầu thu
trong số dó được điều khiển LNB, nên các đầu khác mất một phần chức năng
như chọn phân cực và chọn LO, điều này được các nhà vận hành vệ tinh
đặt các nhà thiết kế để có được những vệ tinh cho phép mọi đầu thu mắc
vào sp
vẫn đủ chức năng, thích hợp với các thành phố hiện đại rất hiếm chỗ đặt
chảo. Cái hài hước là, Vinasat-1 có khả năng làm điều đó trong dải Ku,
vì nó chỉ có một phân cực H không cần lệnh chọn phân cực, và dải tần của
nó hẹp chỉ cần một LO không cần lệnh chọn LO, nhưng điều đó không được
thực hiện vì các hãng khai thác Vinasat-1 dùng các đầu thu rất lởm không
thu được toàn dải tần và cần đến lệnh điều khiển LO, các đầu thu này
bán đắt gấp 5-7 lần đầu thu cùng chức năng, và nếu như không bán cho
Vinasat-1 thì các hãng sản xuất đầu thu này như Opentel chỉ bán được cho
hổ, điều đó không có gì lạ vì bản thân cái Vinasat cũng vậy.

Gọi
là "ăng ten vệ tinh" thì hiểu đó là bộ chảo, gồm chảo có bộ giá hướng
ba góc AES và một cái LNB nối với đầu thu. Thế nhưng mà, LNB không thật
sự là một kim thu, cũng như chảo không là một ăng ten trong cách thường
gọi nó. Ăng ten, antenna là dây trời, thì trong LNB có cả dây trời và
dây đất. Kim thu là cái kim bé tẹo nằm bên trong LNB chứ cái LNB không
phải là kim thu, và cần hiểu "cách thường gọi".

low noise block
LNB là những thiết bị điện tử được bọc kín trong hộp kim loại chống
nhiễu ( low noise block = khối kín ít nhiễu), đương nhiên có thể hiểu là
nó có downconverter được đóng hộp (block) và có upconverter cũng được
đóng hộp và đều là LNB. Tuy nhiên, đó là ngôn ngữ của các kỹ sư, ngôn
ngữ dân dã thì LNB được dùng để chỉ cái downconverter. Vì mật độ công
suất bức xạ của tín hiệu vệ tinh khi đến mặt đất rất lớn nên phải nhét
mạch downconverter vào trong cái low noise block và chọn lọc khếch đại
nó lên đủ khỏe trước khi nó ra khỏi cái low noise block đó, để mà không
khếch đại chọn lọc luôn cả nhiễu nền. Trong khi đó mạch upconverter để
bắn lên vệ tinh thì sóng của nó khỏe tưng bừng không cần cái low noise
block, mà cái block của mạch này dùng để bảo vệ những người gần nó khỏi
sóng siêu cao tần. Đại khái nghĩa từ có nguồn gốc như thế.

LNB dùng làm gì ?

Ngôn
ngữ nhiều học vấn về Hình Học hơn ? LNB ? Nó là cục thiết bị bằng nắm
tay đặt ở chỗ chảo hội tụ, thu lấy tín hiệu và truyền vào cáp đến đầu
thu. LNB được nuôi bằng nguồn từ đầu thu truyền qua cáp, LNB cũng nhận
lênh điều khiển qua tín hiệu 22KHz và mức điện áp mà đầu thu truyền vào
cáp, các thiết bị khác trên đường dây như motor chảo cũng đươc đầu thu
điều khiển bằng tín hiêu 22KHz này. Ngoài ra, về hình học thì một số kim
thu có cái đầu bọp chống ngấm nước, một số thì không - phải quấn cao su
đốt co. Miệng LNB bằng khoảng bước sóng, C band là 10 phân còn Ku
thường là 4, miệng LNB là cái hốc hội tụ (feedhorn) như một phần tử
trong mảng của ăng ten mảng pha dùng trên radar. Cái hốc hội tụ
(feedhorn) dẫn sóng đến ống dẫn sóng tube. Với các LNB thường dùng thu
các vệ tinh phân cực vuông góc, thì ống này có hai "kim thu" vuông góc
với nhau để thu hai phân cực đó, nằm trong ống dẫn sóng tube. Mỗi kim
thu có thể đối diện với một mặt phằng trên thành ống để dao động cho
khỏe. Các kim thu này dẫn dao động điện nó thu được đến mạch điện tử ít
ồn nằm ngay chân của kim nhưng ngăn cách với kim bởi thành ống kim loại.
Cái hốc hội tụ và ống như thế có cấu tạo hình học rắc rối nên gia công
cắt gọt đột dập khá đắt, ngày nay thường đúc nhôm áp lực cao rồi sửa lại
chút giá rẻ bèo, vì cái ngành úc áp lực nhôm ngày nay chạy bằng máy tự
động.

Định nghĩa về mặt điện tử ? Thực chất, thiết bị này bao gồm
tính năng trung tần. Nó trộn tín hiệu cao tần từ vệ tinh (Input band
thường có 3 dải C, Ku và Ka), vào tần riêng tạo ra bên trong LNB (Local
Oscillator LO frequency), ra cái trung tần là hiệu của chúng nằm trong
băng L 950-1950 MHz. Trung tần thường được gọi là tần số đầu ra cáp của
LNB (Output L band into cable), trung tần được ký hiệu đúng là IF
Intermediate Frequencie, IF thuận tiện cho truyền dẫn chọn lọc khếch
đại... Trung tần bao gồm nhiều tần số của cả dải, mỗi TP trên vệ tinh
phát đi một tần số cao tần, tất cả các phân cực phù hợp với phân cực
đang được LNB thu, và nằm trong dải thiết kế của LNB, đều được biến đổi
vào cáp và mỗi cao tần ấy biến thành một trung tần trong cáp. Nó cũng
như cái radio chế tạo ra trung tần bằng tần số thu được từ ăng ten và
tần số bộ dao động nội, rồi chon lọc khuếch đại trung tần ấy dễ dàng,
trước khi lọc lấy âm tần từ trung tần, cho ra loa. Trung tần IF đi ra
khỏi LNB bằng dây cáp đồng trục và do đó đóng kín mạch chống nhiễu từ
trong LNB, đến lớp vỏ ngoài cáp đồng trục và chui vào trong hộp cao tần
của đầu thu, tất cả mọi điểm đều bọc kim loại kín, và do đó dây không
được nối, nếu nối phải làm vỏ dây khá khoai. Hộp cao tần của đầu thu
thật ra là xử lý các trung tần được LNB chuyển đến, hộp này bằng bao
diêm hay đơn giản hơn là hàn lên như là một phần của board mạch chính.
Hộp cao tần nó được điều khiển số, lọc lấy sóng cần thu là một trong số
nhiều trung tần mà LNB gửi đến đầu thu, là một sóng mang đã được điều
biến (điều biến là nhét tín hiệu tương tự cần tải vào sóng mang), và lọc
tiếp ra hạ tần như là "âm tần" của radio, tức là tín hiệu tương tự mà
sóng mang tải đi. "Âm tần" hay hạ tần của máy thu vệ tinh không tồn tại
quá lâu mà nó được số hóa thành một chuỗi bít số để sử lý tiếp ở phần số
cũng ở trong đầu thu.

Mỗi trung tần từ LNB đó trước đây mang
một kênh truyền hình tương tự và ngày nay số hóa thành 20-30 kênh truyền
hình số, tương ứng với một bộ phát đáp TP của vệ tinh. Như thế, dù vệ
tinh có phát nhiều TP trong một dải như dải Ku, nhưng hãng truyền hình
chỉ dùng một vài TP đó, thì vẫn có thể dùng các sp
đơn giản rẻ tiền để dùng chung LNB. Ví dụ, trên dải Ku của Vinasat-1
thì như sau: VTV chỉ có 1 TP thì chia dễ dàng khỏi nghĩ, VTC có nhiều TP
nhưng làm được điều đó, K+ phải dùng switch, AVG trên NSS6 cũng dễ dàng
chia tín hiệu LNB cho nhiều đầu thu dùng chung bằng sp đơn giản rẻ tiền.

LNB
có thể có nhiều LO, thông thường nhất là 1-2 LO, nếu như có 2 LO thì LO
được chọn bằng 22KHz on/off, off là thấp, ví như LNB của Vinasat-1 thì
có 2 LO là 9750-10600, 22KHz off là 9750 và on là 10600. Tín hiệu 22KHz
là nháy xung nhọn trên đường nguồn xuống 0 volt. Single LNB cùng lúc chỉ
cho 1 phân cực chạy và chỉ có 1 đầu ra, 2 phân cực của LNB được chọn
bằng điện áp nuôi, 13 volt là đứng V và 18 volt là ngang H. Các Dual LNB
có 2 mạch chạy 2 phân cực cùng lúc, dùng cho các switch nhiều người
dùng 1 ăng ten. Dual LNB có 2 đầu ra mỗi đầu ra một phân cực và 2 đầu đó
cắm vào 2 đầu vào của switch. Thời trước đây, có lúc phân cực được chọn
bằng motor quay, rồi đến thời 2 LNB phi vào hai đầu vào của đầu thu,
sau đó nhập 2 LNB đó thành một cái Dual LNB tiện dùng ngày nay, khi mà
mỗi cái LNB có giá chỉ 70k vnđ.

LNB gồm có 2 phần, là phần thu sóng và mạch điện tử. Phần thu sóng là
kim thu nằm trong hốc hội tụ. Trong hốc hội tu có các mặt tạo thành hốc
cộng hưởng với dải tần làm việc. Một LNB thông thường có 2 bộ cộng hưởng
vuông góc nhau để sử lý 2 phân cực vuông góc với nhau. Phần mach điên
tử cần bảo vệ kỹ và có phần chỉnh cộng hưởng rất chính xác, được nhà sản
xuất hiệu chỉnh thủ công hay bằng máy rồi dán lại, nên LNB hỏng thì
tháo ra làm ... đồ chơi. Nếu như đã có cái LNB hỏng như thế, thì con
Standard LNB sẽ có một vít chỉnh và con Universal LNB sẽ có nhiều hơn,
thường là 2 vít chỉnh, mỗi vít một LO, các vít này chỉnh điện dung cái
tụ. Nguồn nuôi thường là bác 7808 có cái biến trở bên cạnh.

Định nghĩa theo quan điểm cái ví ? Ví như K+ Vinasat1 mua con
9750MHz giá 70k (nhưng nếu có chữ K+ trên đó sẽ được cái LNB tồi hơn và
đắt gấp rưỡi). Các LNB dùng cho C hiện nay hầu như chỉ dùng con có LO
5150MHz giá 150k (cả hai đều là giá hàng Tầu). LNB có cả C và KU thì hài
hước là sẽ có 2 hoặc 3 đầu ra vì thực chất nó là 2 LNB C và Ku, hoặc là
2 LNB Ku và 1 LNB C nhét chung một cái hốc hội tụ (feedhorn) . Một LNB
phổ thông có trên 2 LO, các LO này nằm giữa một ngưỡng cao và một thấp,
nhờ thế mà đầu thu tiết kiệm hơn. Riêng K+ nó bớt xén mà bán đắt hơn,
chỗ nào cũng thấy nó vặt.

Gọi là kim thu là vì cái ăng ten nằm
trong LNB có hình kim đối diện với mặt đặt dọc chiều phân cực. Đây là
dạng ăng ten thu tín hiệu phân cưc có dạng điện cực, 2 điện cực đặt theo
hướng dao động điện trường và bố trí cảm-dung sao cho dải tần số vệ
tinh dễ đi qua, ngay sát cái kim thu ấy là cái mach chọn loc khuyết đại
nên tín hiệu được chuyển thành L band từ lúc còn rất sạch. LNB chỉ cho
ra L band, vẫn là tín hiệu tương tự, tín hiệu này tiếp tục được sử lý
trong cục cao tần như cục cao tần TV hàn trên main board của đầu thu.
Sau cục cao tần trên mới đến AD và có tín hiệu số để mạch vi sử lý nấu
nướng, tất cả đều nằm trong hộp đầu thu.

Khi mua và setup LNB bạn cần quan tâm đến băng tần C/Ku/Ka,
góc xoắn S trên ăng ten và config cái LNB trong đầu thu. Đương nhiên
đơn giản nhất có thể kể, Ku của Vinassat-1 là 09750-10600, Thaicom-5 và
Asiasat-5 là 11300. Hầu hết các băng C là 5150.


Định nghĩa của lợn.

Mà sao, cứ dính cái gì vào vinasat là y như cái đó ngu như lợn.
Thực chất, bộ khếch đại tạp nhiễu thấp có tên là LNA Low Noise
Amplifier. Bên trong cái LNB thông dụng cũng có mạch LNA, nhưng chức
năng của cái LNB không phải là LNA và nhiều cái LNB dek cần LNA. Nhắc
lại là, LNB là cái cục dùng để đổi ( convert ) sóng mang từ cao tần (
C, Ku và Ka) xuống dải thấp hơn (down, downconverter ) ra cái trung tần.
Dải thấp hơn thường dùng là băng L từ 950-1950 MHz dễ truyền các các
thiết bị rẻ tiền như cáp đồng trục 75 ôm. Tín hiệu ra của LNB đó là
trung tần IF, Intermediate Frequencie. Tất cả các máy thu radio như đài,
TV, đầu kỹ thuật số mặt đất... đều dùng trung tần chứ chẳng riêng gì
cái bộ thu chảo. LN là low noise, độ ồn thấp.

Chúng ta cần phân
biệt rõ ràng 2 lớp LNB và LNA. Khi sử dụng LNB thì khả năng tải tối đa
của sóng mang là băng L, khả năng tải tối đa của sóng mang, tức băng
thông tối đa mỗi sóng mang thường là số bít mối giây bằng 1/10 dao động
mỗi giây, tức băng L chỉ mang được tối đa 1/10-1/5 tối đa của băng Ku,
do băng L có tần số 950-1950 MHz còn Ku là 10.000 MHz . Như vậy, khả
năng tải tối đa của cách dùng LNB thông dụng là rất phí năng lực vệ
tinh. Nếu như chuyển sang LNA, thì cùng công suất phát đó và đơn giản
hơn là cùng chính cái vệ tinh đó, sẽ có khả năng tải tín hiệu gấp năm
mười lần, số kênh gấp năm mười lần... Có điều này do người ta chạy đua
làm giảm giá máy thu gia đình, trước đây, LNB sinh ra khi chưa có truyền
hình số, vẫn là tương tự, mỗi sóng mang một kênh, nên không cần đến
tăng băng thông.

Ngày nay, cái cáp đồng trục 75 ôm sau cái LNB là
nghẽn cổ chai băng thông từ vệ tinh xuống máy thu vì nó chỉ tải được
băng L, sóng trung tần hạng cao 1950 MHz cũng chỉ tải được tối đa 195
MBPS (mega bô, mega bít per second, BPS), còn nếu khai thác hết Ku cỡ 10
GHz thì bằng thông tối đa là 1 GBPS. Mặt khác, hộp cao tần và một phần
mạch số của đầu thu nhét vừa cái LNB hiện đại, hộp cao tần vốn bằng bao
diêm. Vậy nên người ta đang nghĩ ra các cách ném cái băng L trong cáp 75
ôm đi. Một cách là phần số tống lên trên cái chỗ ngày nay đặt cái LNB,
chọn ra kênh đang cần thu chứ không truyền xuống toàn bộ sóng mang như
cũ, đến dưới giải mã tiếp. Hai là thay cáp đồng trục 75 ôm bằng cáp
quang và cũng thay cái LNB ở tiêu điểm chảo bằng cái "digital
LNA-receiver". Vấn đề là ngày nay chuyển lên tận dụng hết băng thông
Ku/Ka thì dễ dàng với những chảo có nhiệm vụ tải đường trục điện
thoai-internet, thường dùng ở vùng xa xôi, ví như người Nga khai thác
các vệ tinh AM, việc dùng hay không dùng sóng trung tần L không quan hệ
gì đến cái vệ tinh vốn chỉ biết relay tức khuếch đại sóng truyền từ mặt
đất lên, đúng nghĩa một cái ăng ten trên cao, và như thế để một cái chảo
internet của làng tăng băng thông lên gấp 5 gấp 10 lần thì chỉ cần hai
chảo hai đầu đường dây cải tiến phương pháp truyền mà không cần bắt dân
làng trèo lên vệ tinh chỉnh sửa. Thế nhưng vấn đề lại nằm ở truyền hình,
người ta không thể đồng loạt bắt toàn bộ thiên hạ thay LNB bằng
"digital LNA-receiver", tổng trị giá thay thế gấp nhiều lần một cái vệ
tinh truyền hình.

Việc cái gì ngồi vào chỗ cái LNB hiện tại còn
rất dài, hiện chỉ dùng cho các thiết bị thu phát như nối mạng trục hay
truyền hình lưu động... vì chúng đắt. Rất có thể cái LNA sẽ thế chỗ cái
LNB hay rất có thể là một cái gì đó khác. Tuy vậy, cái LNB không phải
cái LNA. Đương nhiên, hiện nay các LNB có mạch LNA, nhưng trong lịch sử
đã khối con LNB không hề có mạch LNA. Mặt khác, Ekran là loại truyền
hình vệ tinh cổ xưa không dùng LNB mà chỉ dùng khếch đại VHF.

Đương nhiên, LNB không phải''bộ khuyết đại tạp nhiểu thấp''
theo cách hiểu của loài lợn. Tiếng Việt đúng cho nó là "cục chuyển
xuống đóng kín ít ồn" / "cục chuyển xuống tần thấp đóng kín ít ồn", cục
đóng kín là block, chuyển là converter, xuống là down-đáng ra phải thêm
tần thành xuống tần, nhưng tiếng Anh không có nên tiếng Việt thêm cũng
được mà để nguyên cũng được. Thích lịch sự đỡ cảm giác thối thì thay cục
bằng hộp hay bộ, ít ồn là low noise chứ ồn thì nó không có tần cao hay
thấp, mà nó chỉ có ít hay nhiều.
Ngược với downconverter, Block Upconverter.

Khi
truyền từ vệ tinh xuống thì có downconverter. Khi truyền lên thì có
Upconverter. Đương nhiên, nếu bên thu tận dụng sóng mang từ vệ tinh gấp
năm mười lần hiện nay bỏ cái bặng L thì bên phát cũng bỏ cái
Upconverter.
Nó cũng
có thể có low noise trong trường hợp thu phát một chảo. Trong nhiều
trường hợp người ta thu và phát ở hai chảo khác nhau và lúc đó thì cái
chảo phát dùng Upconverter không cần đóng hộp bộ Upconverter trong vỏ
ngăn nhiễu.

Ku, Ka và C band, kích thước chảo và kích thước miệng LNB.
Kim
thu nằm trong LNB được bọc trong ống dẫn sóng từ miệng loa LNB (ống là
tube, loa là hốc hội tụ feedhorrm), miệng loa LNB được thiết kế xấp xỉ
bước sóng, Ku là 4cm, Ka dải cao là 1 cm, C band là 10 cm. Cái ống dẫn
sóng này có tác dụng rất tốt khi ngăn nhiễu, đặc biêt là nhiễu mạnh từ
tín hiệu điều khiển đường dây 22KHz. Thông thường, các vệ tinh thiết kế 2
băng C và Ku, các vệ tinh hiện đại nhất hiện có dùng Ku và Ka. Chúng ta
hiểu rằng, mỗi dải sóng là khoảng bước sóng có thể dùng chung các quy
luật vật lý, cũng như thiết bị, ví dụ, cái chảo và cái LNB của băng C to
tướng, chảo mấy mét, LNB 10 phân, còn Ku dùng chảo 55-75 phân. Mỗi dải
sóng đó (như C và Ku, Ka...) lại được chia thành nhiều dải nhỏ, ví như
Ku được chia thành hai mảng lớn có tần số truyền xuống 10700MHz-11700MHz
và 11700MHz-12700MHz.

Một nghịch lý là, nếu như cùng nhìn vào
một vệ tinh thì rất có thể sẽ phải dùng 2 ăng ten C và Ku chẳng hạn, vì
không có LNB C chung với Ku. Ra chợ trời họ hô là có, nhưng 800k 1 con
C-Ku, thế thì mua thêm cái ăng ten 140k cho Ku đặt cạnh ăng ten C kinh
tế hơn và .... lắm của hơn. Thật ra, dễ dàng nối LNB C vào đít cái LNB
Ku vì chúng chỉ là cái ống kim loại, ở ta đắt là vì ít người mua thứ
hàng đó, người nhập khẩu phải bù giá bán chậm.

Nhiều người nghĩ
rằng cái chảo hội tụ để cho sóng khỏe, thật ra không phải như thế, sóng
yếu đến mấy thì mạch khuyếch đại hiện nay với các transistor cỡ nano vẫn
khếch đại được. Người ta dùng loa định hướng để sóng ở miệng LNB có
cường độ trội hơn với ồn nhiễu nền xung quanh, tách đươc tín hiệu ra
khỏi nhiễu nền, không riêng gì ăng ten vê tinh mà trước cả ăng ten vệ
tinh, các radar đã ứng dụng. Khi hướng ăng ten đúng vào nguồn phát như
vệ tinh, thì nhiễu nền vẫn như vậy nhưng sóng có ích trội hơn hàng trăm
lần, thuân tiên cho thu-phát. Cũng vì lỹ do đó, truyền hình mặt đất dùng
ăng ten không định hướng chỉ có một số lượng nhỏ sóng mang, còn trên
trời, chỉ cần các vệ tinh cách nhau 4 độ là chúng ta đã có 2 đài phát
cùng một sóng mang dùng được bởi các máy thu rẻ tiền, và như thế trên
đầu mỗi người số lượng kênh truyền hình có thể thu được rất lớn, hàng
ngàn hàng vạn kênh.

Sóng không thể hội tụ nhỏ quá bước sóng,
nên miệng LNB làm khoảng bằng bước sóng, bé hơn thì thiệt mà to hơn thì
nhiễu. Như thế, diện tích cái chảo lớn gấp mấy trăm lần miệng LNB thì sẽ
làm sóng trội hơn mấy trăm lần, ví dụ cái chảo 55 phân và LNB Ku 4 phân
trội hơn 196 lần nếu như dùng hội tụ trung tâm axial feed.
Khi dùng cùng LNB, nếu đường kính chảo to lên gấp đôi và chất lượng
chảo vẫn tốt, thì độ trội của sóng ở miệng LNB tăng lên 4 lần, như thế,
một cái ăng ten Ku đến 1,4 mét là quá cực đỉnh. Ăng ten 55 phân không
thu được đủ các Ku trên trời miền Bắc, nhưng cái 75 phân thì tạm tạm. Ku
có các thể loại 55 phân (bán kính hôi tụ focus length 42 phân), 75
phân, 90 phân và 1 mét tư. Chảo C band không cần chính xác như Ku thường
được ghép cho gọn, thì mét rưỡi là hơi nhỏ. Nếu như cái chảo 55 phân đủ
dùng cho LNB Ku 4 phân, thì cái LNB C band cần ít nhất cái chảo có
đường kính 55 phân x 10 / 4 = mét rưỡi. Cũng như thế, Ka band có LNB
đường kính 1 phân cần ít nhất cái chảo 55 x 1 / 4 = 14 phân, nếu như các
mặt khác của kỹ thuật được giải quyết với hiêu quả tương đương. Ở ta
thì không quan tâm đến Ka vì dải sóng quý giá hiện đại này thừa cơm mà
ngó đến nước Vịt Cạc cho tốn năng lượng.

Băng thông cuả vệ tinh và LNB

Hiện
nay, do dùng băng L truyền vào cáp có tần số 950-1959 MHz, nên băng
thông của LNB được giới hạn bởi khả năng mang của L băng này. Nhắc lại
chút, cái nghẽn cổ chai này chỉ do dùng dây cáp đồng trục 75 ôm truyền
thống. Nếu như các mặt khác của kỹ thuât được đảm bảo đầy đủ, thì mỗi
sóng 2 GHz tải tối đa được 200 mage bít / giây = 25 mega byte / giây.
Các sóng băng L 950-1950 tải được tối đa 95-195 mega bit / giây. Với kỹ
thuật số hiện nay, con số này tương đương với 20-30 kênh truyền hình
chất lượng cao, tức là băng thông của mỗi TP trên vệ tinh. Thông thường,
sóng mang có thể tải được số bít bằng 1/10 dao động nhưng với ngành
truyền hình thì tỷ số này hiện nay rất thấp, đương nhiên băng Ku 10GHz
phải to gấp 5 lần băng L 2 GHz.

Cũng như thế, mỗi vệ tinh có 10
sóng mang dải C hoặc Ku thì nó có băng thông 0,95-1,95 GBPS (giga bit
per second), đây là nói con số tối đa và thực tế rất khó đạt được, nhất
là mặt truyền hình phải chiều các máy thu rẻ tiền. Con số này chỉ là
100-200 mega byte / giây, rất thấp so với các đường vi-ba trên bộ và cáp
trên biển (Vietel khoảng 15 GBPS nối quốc tế, gấp 15 lần năng lực thiết
kế dải Ku của Vinasat-1, gấp 30 lần dải C của Vinasat-1. Hay tuyến
SMW-3 có dung lượng 80Gb/s bằng 80 cái Vinasat-1 trị giá 500-500m$ mỗi
cái ngày nay). Chính vì thế, vệ tinh truyền hình rất khó cạnh tranh
trong lĩnh vực liên lạc và nó cần truyền hình chuyên nghiệp, nếu như
không muốn tự biến thành giun sán giòi bọ như Vinasat-1. Các vệ tinh
thông tin càng ngày càng biến thái khác xa vệ tinh truyền hình hiện nay.

Như
thế, để khai thác hết khả năng tải của các dải C băng 3 GHz, Ku 10
GHz... thì cần đến loại LNB khác hoàn toàn hiện nay. Các LNB số và quang
đang được phát triển cho mục đích như thế, nhờ chúng, băng thông của
dải Ku còn có thể phát triển 5 lần nữa. Và như thế, việc ứng dung các
loại ăng ten khác, vệ tinh khác.... cho truyền hình là vấn đề không cần
thiết, ít nhất là đến khi đủ loại LNB mới để đào hết băng thông của cái
mỏ Ku. Bằng phương pháp này thì không thay đổi nhiều phần tương tự của
vê tinh, không cần phát sóng khỏe hơn trên vệ tinh, không cần phát nhiều
sóng hơn nhưng lại thay đổi cách mạng cấu tạo số của vệ tinh và máy
thu.

Có khoảng trống kỹ thuật này vì đố số dùng cho gia đình mới
phát triển chục năm đổ lại đây. Chỉ đến thời đó, đồ số mới cho phép
truyền hình vệ tinh có khả năng cạnh tranh vượt trội. Khi các đầu thu
gia đình tiến bộ bất ngờ như thế thì còn lâu các hãng phát hành chương
trình, thiết kế vệ tinh và bán LNB... mới theo được.

Việc sử dụng
vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh làm đường mạng trục đã lạc hậu từ lâu.
Cũng là vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh, KA-SAT của châu Âu mới phóng chỉ
phục vụ việc truyền hình cơ động là cạnh tranh. Tuy thế, KA-SAT khác rất
xa với vệ tinh truyền hình, vì nó mạnh chức năng switch=chuyển mạch,
còn vệ tinh truyền hình chỉ relay, tức là nhắc lại. Ngoài cách châu Âu
dùng cho truyền hình di động với kiểu vùng phủ sóng "chùm đốm" spot-beam
kể trên, thì người Nga chơi kiểu khác với vùng phủ sóng truyền thống
rất rộng khi khai thác các AM , các TP Ka của các vệ tinh này phục vụ
việc liên lạc ở Siberi bằng các chảo lớn, lọc tạp nhiễu thấp và bỏ cách
dùng băng L của LNB để khai thác tối đa. Những cách này hiện nay bán
được cho các ứng dụng trên, còn máy thu truyền hình thì dùng băng L
truyền thống cho rẻ. Nếu như không có như cầu truyền hình cơ động hay
vùng Siberi kiểu Nga thì việc làm các vệ tinh truyền hình cho liên lạc
là điều hoang tưởng hoang phí như so sánh trên.
.
.
phổ thông (universal LNB) tiêu chuẩn (standard LNB)

Trên đầu thu có mục chọn LNB, mục đó có 2 loại LNB là phổ thông (universal LNB) tiêu chuẩn (standard LNB).
Universal có trên 2 tần LO gần nhau nằm giữa một ngưỡng cao và một
ngưỡng thấp, ví dụ thu Vinasat1 chọn con 9750-10600 có 2 tần 9750 MHz và
10600MHz, hay con khác trước hay thấy ở đầu X-sat có 3 tần
9750-10600-10750, thu được dải rộng hơn và tương thích với nhiều đầu
hơn, đắt hơn... trong đầu thu (đầu giải mã, receiver) sẽ có mục chọn tần
trên và dưới. Standard thì chỉ có 1 LO do đó ít nhiễu sóng khỏe.
Gospell bán ở Hà Nội hay Sài Gòn một cái universal 9750-10600 thu K+
65k, còn chính hãng K+ thuê cũng hãng Gospell ấy làm con standard 9750
bán 90k, vặt mọi nơi mọi chỗ.
...
Ban đầu, kim thu phổ thông
universal LNB được hiểu là LNB có một số tần số, tần số làm việc được
đầu thu chọn qua đường nguồn. Sau này thì có các cái gọi là universal
LNB là những LNB có 2 tần số và làm việc cùng lúc, nên nó gây nhiễu và
yếu hơn, rất đơn giản rẻ tiền vì chẳng cần điều khiển gì cả, ưu điểm của
đám này là thỏa thích dùng
Trong đầu thu nào cũng có ít nhất là cái danh sách kênh, mỗi kênh có
các thuộc tính motor, DiSEqC, LNB.... riêng, và khi người dùng chọn đến
kênh đó để xem, thì đầu thu ra lệnh cho các thiết bị trên bằng tín hiệu
22KHz truyền trong dây cáp 75 ôm ohm nối giữa chúng (cáp LNB).

Do sự mâu thuẫn giữa Âu và Mỹ nên người ta không thống nhất các tiêu chuẩn điều khiển thiết bị trên đường dây. LNB phổ thông, universal LNB,
thường được hiểu là loại LNB có 2 LO. LO hoạt động được đầu thu chọn
qua điện áp nuôi, 13 volt là LO thấp và 18 volt là LO cao. Ví như con
LNB của Vinasat-1 thì thấp là 9750 và cao là 10600. Thế nhưng, điều này
cho đến nay vẫn mâu thuãn từ định nghĩa.

Rất buồn cười, mình ra
cửa hàng mua 2 con LNB đều là 9750-10600. Môt con là "hàng hiệu" VCTV+
(đời đầu của K+), còn một cái là Gospell rẻ tiền GFK-D21T
, tất nhiên con hàng hiệu đắt gấp rỡi con hàng lởm Gospell . Đem về nhà
dùng, bình thường, các đầu thu hiện đại đều ẩn mục chọn bật tắt đường
22KHz khi chọn sang universal LNB-đương nhiên là đầu thu điều khiển
không phải người, nhưng con k49A siêu rẻ thì không, mình nhập 2 tần số
khác nhau vào và quên mất không bật 22KHz, thế là con vệ tinh Nga Express AM3 tại 140.0°E
nó liền chửi um lên là hàng lởm. Mình cũng yên âm cái hàng lởm là đồ
khựa Gospell, ôi trời đất ơi, lúc nhìn lại thì hóa ra con Gospell mới là
con có điều khiển tắt một trong 2 tần, còn con VCTV mới là con lởm bật
cả hai tần cùng lúc và có ưu điểm thoải mái dùng SP như kể trên !!!. Sự
thật là, điều đó khó có thể chấp nhận, nhưng Vinasat-1 lại chỉ phát một
phần các TP KU của nó trong vùng phủ sóng hẹp, nên sóng Ku rất khỏe !!!
và người ta tận dụng điều đó để bán LNB siêu lởm cũng như chảo siêu bé,
không có loại chảo Ku nào bé như chảo K+ cả. Những điều này là hiểm họa,
vì cùng chỗ Vinasat và cách đó 2 độ có 2 vệ tinh, ApStar-6 cách đó 2 độ
chèn vùng phủ sóng với Vinasat, sau này, khi người ta phóng vệ tinh
thay thế và thay đổi sóng phát, thì cái chảo siêu bé, LNB siêu lởm đó
không thể phân biệt được 2 vệ tinh và 2 chùm sóng. Nhắc lại nha, K+ là
hãng truyền hình vệ tinh đắt nhất Việt Nam hiện nay, và nó có chảo bé
nhất, LNB lởm nhất.

LNB phát triển : từ 1 tần ra 2 tần rồi về 1 tần LO, dual LNB.


Ban
đầu, các LNB có nhiều tần số LO, có cả hai phân cực.... là những LNB
hiện đại hơn các LNB tiêu chuẩn. Các Universal LNB nhiều LO như thế thu
được dải sóng rộng hơn phát đi từ một vệ tinh, cho phép vệ tinh phát đi
trên dải sóng rộng hơn, nhiều kênh hơn...

Ngày nay, vùng phủ sóng
của mỗi kênh truyền hình lớn, và để bán chạy, chúng yêu cầu ăng ten thu
nhỏ rẻ nhét vừa ban công thời đất đắt hơn vàng..., nên công suất phát
mỗi tần số càng ngày càng lớn. Giá bắn vệ tinh thì rẻ đi nhanh chóng,
nên người ta chọn giải pháp hạn chế số kênh trên mỗi vệ tinh, giảm số
sóng mang mỗi vệ tinh phát ra và đặt nhóm sóng mang đó trong một dải hẹp
(không cần LNB dải rộng), và bắn cả nhóm vệ tinh, mỗi vệ tinh dùng một
standar LNB, chuyển tần số lên dải tần cao (ví như Ku chuyển lên dùng
LNB 11300). Các vệ tinh Ka cũng xuất hiện ngày một nhiều, càng có tần số
cao, thì miệng LNB càng nhỏ, tập trung sóng càng mạnh và càng dễ dùng
ăng ten nhỏ mà nhiều kênh cho mỗi LO. Các Universal LNB có nhiều tần số
được đầu thu chọn tần bằng 22KHz có thể thu dải tần số vệ tinh rộng,
nhiều kênh trên một vệ tinh, nhưng lại gây nhiễu và yếu. Chúng ta đã
thấy
với vùng phủ sóng Ku rất rộng và thêm thuận lợi là khi thay vê tinh thì
không dừng phát. Một cách làm nữa là phóng những vệ tinh to khỏe nhiều
TP Ku và Ka nhưng vùng phủ sóng mỗi TP hẹp và không trùng nhau, đó là
một vệ tinh phục vụ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau hoặc các vệ tinh vùng
đốm spot-beam như Thaicom-4 hay KA-SAT, khi đó, ở mỗi điểm thu nhìn lên
vệ tinh cũng chỉ là dải sóng hẹp mặc dù vệ tinh có rất nhiều sóng, phục
vụ liên lạc và loại vệ tinh này tách khỏi truyền hình. Tuy nhiên, có một
số nước như Nga, Ấn, Tầu có vùng phủ sóng Ku rất rộng thường có những
nhóm vệ tinh không theo xu thế chung.

Đương nhiên, xu thế phát
triển hiện nay là lấp đầy chỗ trũng Ku. Hiện nay, băng thông Ku còn có
thể tăng lên rất nhiều, đến 5 lần, nếu như không chuyển thấp
downconvert, tức không chuyển tín hiệu tương tự từ Ku xuống L. Và như
thế việc klhai thác mỗi tần số Ku còn rộng mênh mông cho thị trường bán
đầu... và như thế việc tăng nhiều tần cho LNB là không cần thiết. Đó là
xu thế, mặc dù các LNB khai thác hết khả năng Ku như LNB số, LNB cáp
quang.... khác biệt hoàn toàn với các LNB hiện tại, thì xu thế bỏ các
universal LNB trong băng Ku vẫn là xu thế chung.

Thêm nữa,có thể khảo sát trong các trang vệ tinh,
thì hiện nay đang khủng hoảng thừa vệ tinh, một biểu hiện của chiến
tranh thối nát quỹ công toàn cầu. Như thế, mỗi vê tinh có rất nhiều TP,
nhiều kênh, nhưng vùng phủ sóng hẹp như cái Vinasat1 là ngược đời. Và
thật ra, toàn bộ chức năng truyền hình của Vinasat1 chỉ cần thuê
Thaicom5 nó làm rốn là xong. Cả cái Thaicom5 cũng giá chỉ một nửa
Vinasat1. Đó là giải thích tại sao những kẻ mua và khai thác Vinasat1
lại ngu như lợn và tham như chó đến như vậy.

Trong các phương án
dùng một ăng ten vệ tinh cho nhiều đầu thu, thì người ta đều tránh điều
khiển LNB. Tránh điều khiển phân cực bằng cái dual LNB, nó có 2 mạch cho
2 kim thu làm việc cùng lúc và cho ra 2 cáp, 2 cáp đó được cắm vào một
cái combiner / switch. Như thế, khi tránh dùng motor và LNB có 2 LO cần
phải điều khiển, thì các đầu ra của combiner / switch thoải mái chọn 1
trong 2 phân cực. Điều này không thực hiện được với các vệ tinh dùng LNB
phổ biến có 2 LO như Ku của Vinasat. Trong khi đó, các vệ tinh còn phát
băng tần C đều chỉ dùng 1 Lo và thường là 5150 MHz.

Thật ra là,
Ku của Vinasat-1 vẫn dùng được cách này, lý do là nó chỉ có 1 phân cực H
(!). Thế là không có cái combiner / switch nào cho nó, nhưng có thể
dùng 2 chảo (vì nó sóng khoẻ nên 1 cũng được), 2 LNB 9750 và 10600, một
cái thì quay đi 90 độ để đổi phân cực để cả hai cùng thu phân cực H. Khá
là hài hước.

và so sánh việc dùng LNB của AM3, Thaicom5 với Vinasat1

Với
các trình độ làm ăng ten phát khác nhau thì sóng có độ sạch về tần số
và phân cực khác nhau. Phổ tần càng "tòe", thì sóng vệ tinh càng cận thị
và càng không thể thu phát các tần số gần nhau, và cùng một dải sóng
càng thu phát được ít tần số. Ví dụ, dải băng C dùng LNB 5150MHz của vệ
tinh Thaicom5 có
đến 80 sóng phát ra hàng trăm kênh TV miễn phí thu được bằng các đầu
thu rẻ tiền như k49A giá 200k vnđ, phát bằng 14 TP, phủ sóng gần khắp Úc-Á-Âu-Phi, chỉ trừ Tây Phi, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một mẩu nhỏ của Pháp. Còn bên Vinasat1 chỉ có 6 TP, phát 6 sóng, 19 kênh TV miễn phí và không phủ sóng hết châu Á, không dính chút nào đến Âu-Phi.

Cùng một trình độ làm ăng ten phát, thì đương nhiên tần số càng cao thì
các tần số phát càng sít nhau do sóng sạch, tần số mỗi TP tập trung
trong dải hẹp. Và như thế cùng một dải tần thì càng phát được nhiều sóng.

Cái
Vinasat1 có trình độ làm ăng ten bẩn, dùng tần số thấp, chưa hết, lai
độc quyền bán đầu thu đểu. Cho ra hai kết quả sau đây khi so với các về
tinh gần về không gian là Thaicom5 và gần về dải tần là AM-3.

So Vinasat1 và Thaicom5 thì Bên Ku band còn thê thảm hơn bên C. Vinasat1 có độ bẩn phân cực quá lớn và truyền hình chỉ dùng duy nhất một phân cực H, trong khi Thaicom5 là loại phân cực rất sạch đến mức chạy 2 phân cực cùng của cùng một tần số cho 2 TP khác nhau như các cặp 12272H/12272V. Vinasat1 có 12 TP Ku như thế, nhưng bỏ 3 còn 9. Thaicom5 sử dụng 15 TP Ku có băng thông mạnh
phát đến 60 kênh TV miễn phí trong số 200 kênh đang phát, có nhiều kênh
HD trong số 200 kênh đó và chỗ trống còn rất nhiều. Ưu điểm của
Vinasat1 về măt này đang được lũ giun sán giòi bọ quảng cáo, là cái băng
thông hẹp của nó sắp được thuê hết và vùng phủ sóng hẹp có cường độ
sóng rất mạnh. Thaicom-5 phát cả hai phân cực mà mỗi tần số phát chỉ
cách nhau hơn 20 MHz, còn Vinasat các tần số phát cách nhau 40 MHz.

Khi
so với Thaicom5, chúng ta thấy chênh lệch hẳn một thế hệ vê tinh, cần
nhắc là Thaicom5 rẻ bằng nửa Vinasat1. Thaicom5 phóng tròn 2 năm trước
Vinasat1 tháng 5 năm 2006. Chúng ta cũng có thể so Vinasat1 với AM3 để
thấy Vinasat1 là cái gì ? Nó là cái máy phát bán ế khi làm sơ cua cho vệ
tinh Tầu, lắp lên một cái tầu vũ trụ lởm, bắn bằng loại tên lửa sắp đầu
hàng trong công nghiệp vũ trụ. Cái vệ tinh ấy lạc hậu 10 năm nhưng cái
con Pentium III Slot 2 ấy bán đắt gấp đôi con 4 lõi ngày nay.

Thế
Thaicom5 có phải là vệ tinh hiện đại nhất quả đất để chúng ta không thể
theo được không ? Đùa à, các vê tinh Ka đã được Ấn, Âu, Nhật... dùng
đầy ra đấy thôi. Mỹ Nga Tầu thì ít cạnh tranh khi dùng Ka cho liên lạc
dân sự và truyền hình, nhưng dùng từ mấy chục năm nay cho quân sự rồi.
Câu hỏi ngược lại là: Vinasat1 lac hậu đến mức nào. Rất hài hước,
Thaicom-5 cũng có tuổi thiết kế nmhư Vinasat-1, chỉ khác là Thaicom-5 là
mẫu đầu tiên cho lô vệ tinh châu Âu bán chạy nất hiện nay Spacebus
3000-4000, kiểu đài truyền hình trên vệ tinh này được Nga Tầu mua và
nhái tưng bừng. Thật ra, Thaicom-5 là bản sao của Thaicom-3, ban đầu
Thaicom-5 được Ấn Độ đặt hàng rồi bùng, Thaicom-3 khi triển khai bị hụt
tuổi thọ và công suất nguồn nên Thái Lan mua lại thay thế. Thaicom-5 và
Vinasat đều là các vệ tinh đợc thiết kế cùng lúc, đều là tuổi con
Pentium III Slot 2. Vinasat như thế, là cái đồ cổ mà ở cái thời của cái
đồ cổ ấy thì nó là hàng lởm.



AM3 là vệ tinh Nga, dùng cùng dải sóng với Vinasat1, nhưng không phải vứt đi 3 TP vì họ không độc quyền bán loại đầu lởm có dải L bàng hẹp 950-1750.
Tại sao người Nga lại dùng dải sóng lạc hậu như Vinasat1 ? À, AM-3 nó
có yêu cầu như vệ tinh đời cũ, tứ là thời ít vệ tinh, phủ sóng Ku rất
rộng và mỗi vệ tinh có nhiều kênh. Đó là vì AM-3
là vệ tinh dùng cho Siberia, với các chức năng truyền hình và liên lạc
cho trùm dầu khí Nga, vùng phủ sóng Ku hiện nay thuộc hàng lớn nhất thế
giới. Vùng đất này có mật độ dân số rất thấp, không lấy ra nhiều
tiền trả truyền hình và điện thoại, nhưng lại rộng nhất quả đất. AM-3 có
13 sóng C, mang 34 kênh TV , trong đó 2/3 là TV miễn phí và một nửa là
SD thu được bằng các đầu thu rẻ tiền như cái k49A 200k vnđ. Ở dải Ku, AM3 chỉ có 8 TP phát 8 sóng, dải tần phát dùng cả 2 LNB LO 9750-10600, những đăc điểm này giống như Vinasat1. Những điểm khác là, AM3 nó không dùng duy nhất phân cực H, không vác lên trời rồi bỏ 3 TP mà đầu lởm không thu được.
Số lượng sóng và kênh ít trong dải Ku để phủ sóng rộng, điều rất khó
với dải Ku, nhưng thưc hiện được điều này cho phép các thiết bị thu ở
Siberia rẻ đi, ở vùng mênh mông này, mỗi niềm vui trên nóc nhà cũng chỉ
cần cái đầu k40A 200k và ăng ten nhỏ 75 phân giá cộng 500k vnđ để thu
toàn bộ Ku miễn phí. Những tính chất này rất giống với việc ứng dụng Ku
thay dải C trong 199x, chỉ khác là, người Nga áp dụng các kỹ thuật mới
bên cạnh dải sóng Ku cũ, nên có một vệ tinh lai giữa C hiện đại và Ku
cổ, phục vụ điều kiện khắc nghiệt không giống ai của họ.

Thế thì
Vinasat1 có ưu điểm gì so với AM3 ? à, sóng Vinasat1 rất khỏe, sóng
Vinasat1 ở Hà Nội gấp 10 lần sóng AM3 ở Siberia, nếu như kim thu chưa
hao mòn gì, thì ở Hà Nội chỉ cần chảo 33 phân để thu Vinasat1, còn thu
AM3 ở Siberia là 85 cm. Điều ấy cũng có thể có giá trị về mặt gọn gàng
nếu như Vinasat1 không độc quyền bán cái đầu thu SD bằng 6 cái ăng ten,
HD bằng 40 cái ăng ten.




phổ thông (universal LNB) 2 tần và nhiều tần

Các
Universal LNB thật có điều khiển từ đầu thu bằng đường 22KHz, nhờ vậy,
cùng môt lúc chỉ một tần số LO hoạt động. Như trên đã nói, có loại LNB
khác là Universal LNB "ăn cắp" không điều khiển mà cho tất cả các tần
chạy một lúc.

Với loai LNB phổ thông "xịn", thì có thể nó có
nhiều LO, được đầu thu bật dần từng LO. Nhưng với LNB "ăn cắp", thì
không thể bật quá nhiều LO và thường chúng chỉ có 2 LO, ví như
9750-10600 của Vinasat1. Tuy nhiên, một LNB phổ thông xịn cũng không nên
thiết kế các trùng tần chèn dải nhau, và thường cũng chỉ có 2 LO. Ở ta
phổ biến 2 loại LNB phổ thông là 9750-10750 của x-sat cũ và 9750-10600
cho Vinasat1 ngày nay. Các vệ tinh quanh ta như Thaicom, Asiasat và Tầu
khựa đều dùng Standard LNB 11300. Vệ tinh nói trên của Nga dùng chung
LNB với Vinasat vì lý do đã kể trên.

Đương nhiên, với loại
Universal LNB=kim thu phổ thông có cấu tạo đúng, thì phải có 22KHz để
điều khiển nó. Nhưng với loại LNB có hai tần làm viêc cùng lúc thì không
cần. Điều này dẫn đến việc nó không cần chụp phần cáp và mạch bảo vệ
nhiễu từ 22KHz (chức năng của LNBf). Với những LNB kiểu này thì bật
22KHz nên sẽ sụt tín hiệu. Nước chảy chỗ trũng, đã ăn bớt một thì chẳng
đứa nào dừng ở ăn bớt 9.

Ngày nay, do nhu cầu số kênh trên mỗi vệ
tinh không còn cao, do giá bắn vệ tinh rẻ đi, nên người ta dùng cả bộ
vệ tinh cho mỗi kênh có vùng phủ sóng rộng... thì mỗi universal LNB cũng
chỉ có 2 LO cho 2 dải sóng mang từ vệ tinh (nếu như chưa kịp chuyển
sang standard LNB). Với các LNB này, việc chọn LO cho nó hết sức đơn
giản, có 22KHz đều đều là dải cao và tắt là dải thấp. Điều này lại mâu
thuẫn chút với việc tổ chức 22KHz thành tín hiệu số để điều khiển DiSEqC
và dùng delay mà qua.

Người ta bỏ dần đi các loại LNB ít được ứng dụng, ngày nay chỉ còn vài loại. Trong đó, có các LNB 2 tần và 1 tần LO.

single LNB, dual LNB, bộ LNB


LNB chỉ có 1 đầu ra đến đầu thu gọi là single LNB,
cùng lúc nó chỉ thu được một phân cực. Các LNB không single có nhiều
dây ra có các máy thu khác nhau hay 2 phân cực khác nhau làm việc cùng
lúc, cũng như loại LNB liền được thiết kế riêng cho chảo để thu cùng lúc
nhiều vệ tinh mà tiết kiệm và lắp rất nhanh.

Single LNB có hai
kim thu nhưng cùng một lúc chỉ thu được 1 kim, tương ứng là một phân
cực. Mỗi kim thu có mạch trộn tần riêng và mạch nào được chon thì đầu
thu ra lệnh qua việc nhảy điện áp 13-18 volt.

Dual LNB là loại
LNB có 2 dây ra cho 2 kim thu ở 2 phân cực làm việc cùng lúc, nhờ đó 1
LNB có thể chia tín hiệu cho nhiều máy thu. Người ta cắm hai đầu ra của
Dual LNB vào 2 đầu vào của swtich, mỗi switch đó có nhiều đầu ra pục vụ
nhiều đầu thu. Khi switch nhận được lệnh từ đầu thu chọn phân cực thì nó
đấu mạch cho đầu ra đến đầu thu đó với đầu vào tương ứng. Đương nhiên,
Dual LNB chỉ có 1 LO.

Bộ LNB là các LNB ghep thành bộ như hình ảnh.
Bộ LNB nào có mức độ hội tụ của chảo và vị trí các LNB được tính toán
chế tạo chính xác, dùng để thu một bộ vệ tinh. Các đầu ra của các LNB
này được nối vào bộ chọn ăng ten DiSEqC.



Dual
LNB chỉ có 1 LO và như thế Vinasat mới cấm hơn một nửa dân thành phố
xem nó vì Vinasat không thể hoạt động với 1 LO trong dải Ku. Hài hước
là, Vinasat hoàn toàn có thể chạy KU với một LO duy nhất là 9750, nhưng
điều đó cần loại đầu thông dụng, loại đầu siêu lởm không thể mà các hãng
trên Vinasat hiện đang độc quyền bán các đầu siêu lởm ấy với giá trên
trời.

Thật ra, cái khoai hiện nay (4-2012) là bên K+, dải của nó không thể dùng 1 LO với loại đầu lởm của nó,
trong khi K+ lại cấm giải mã bằng đầu thu không phải ho chính K+ bán
với giá trên trời ( đầu thu K+ là đầu DVB1 cho đến nay không còn ai sản
xuất trừ cái K49A giá 240k vnđ tại Hà Nội/Sài Gòn, k49A đó Tầu Khựa sản
xuất bán cho ai thì phải biết, đầu thu SD K+ bán 1,5t vnđ và HD là 3,5t VND.
Đầu thu có cùng loại thẻ nhưng không phải của K+ không thể giải mã được
K+. Đầu thu hiện đại Openbox hiện nay giá chỉ $40 bên Tầu, và cũng đầu
ấy hiện nay bán chạy nhất châu Âu, giá bên Âu là khoảng hơn $50. Tất
nhiên cái đầu thu Openbox ấy là HD, DVB2, lại thêm các chức năng khác
như có nhều khe cắm nhiều loại thẻ, internet và USB và nhiều chức năng
khác, đơn giản dễ hiểu nhất là nó có CPU với ram to và tiêu chuẩn, chạy
Linux, thoải mái lập trình chức năng.

Với VTC, nhóm kênh của hãng chỉ cần dùng 1 LO 9750. Xem các TP của Vinasat ở Lyngsat.
Thêm nữa, Vinasat-1 lại chỉ có một phân cực H nên không cần lệnh điều
khiển chọn phân cực. Như vậy, chỉ cần mua con single LNB có LO 9750 MHz
là thu được toàn bộ VTC và dùng các bộ chia tín hiệu ăng ten đơn giản SP
là chia sẻ dễ dàng. Hay !!! có điều các kênh VTV lại phải dùng đến
10600 MHz, mà nhà nước bắt các hãng phải cõng VTV mới khoai, đó là ngôn
ngữ của đảng cơ mà. Tầu khựa bán con Single 10600 để xem VTV dành riêng
cho Vịt, không hiểu nó có bớt luôn một phân cực không !!! quá hài xung
quanh những chuyện tham như chó và ngu như lợn.

Dĩ nhiên, hiện
nay Vinasat-1 còn rộng chán so với thiết kế 12 TP Ku của nó và ắp có
Vinasat-2. Nếu như có hãng truyền hình nào đó mua các TP nào đó và không
chơi bài độc quyền bán đầu lởm, dùng đầu thông dụng có khe cắm thẻ như
thông thường.... thì đám giun sán giòi bọ đó ăn cái trong bể phốt, nên
điều đó giải thích tại sao chỉ có các công cụ tuyên truền và kiếm tiền
của đảng được ngự trên đó.


[b]nguồn LNB, LNBf và 22KHz.[/b]

LNB
được nuôi bằng nguồn từ đầu thu, điện áp truyền trong dây ăng ten đồng
trục, 13-18 volt. Trong đầu thu có mục bật tắt nguồn LNB.

Nhảy
nguồn LNB giữa 13 volt và 18 volt dùng để chọn phân cực cho LNB, 13 volt
là V và 18 volt là H. Còn các phân cực quay LR được chuyển bằng các
chất điện môi và hình dáng hốc hội tụ, không quan tâm.

Với các
chảo có động cơ, người điều khiển dùng điều khiển từ xa của máy thu để
nhích chảo, việc nhích này thực hiện bằng tín hiệu có tần số 22KHz là
các xung nhọn trên đường nguồn. Các LNBf là các LNB có thể chịu được
nhảy nguồn này. Trong đầu thu cũng có mục 22KHz ở mục setup LNB. Ở ta,
chảo lắp động cơ kiểu này hầu như không có nên dek quan tâm và cái mục
22KHz đặt là off khi dùng single LNB.

Ngoài ra, cái 22KHz này còn được dùng để đầu thu ra lệnh khác, như chọn LO cho các universal LNB, chọn LNB cho bộ gộp ăng ten DiSEqC...
Cái tổ chức tín hiệu này rất ngớ ngẩn do giật gấu vá vai, khi có 22KHz
thì universal LNB chọn LO thấp, ngược lại thì cao, trong khi 22KHz lại
tổ chức thành số để chạy DiSEqC. Khi thu K+ thì phải dùng LNB phổ thông
và khi đó mục chọn 22KHz on/off bị che đi, do lúc đó chức năng này do
đầu thu làm chứ không phải do người xem điều khiển.

Một LNB hiện
nay, nếu là hãng tử tế như Gospel, mặc dù không phải là hãng đắt tiền
hàng hiệu nhưng tử tế, thì mọi LNB đều có mũ chụp bảo vệ và là LNBf. Với
một cái ăng ten đơn giản, rẻ tiền, LNB lởm... thì không cần 22KHz và
như thế những kim thu loai này bớt xén mọi nơi mọi chỗ, mình phát phì
cười với một cái VCTV+ tắt 22KHz đi vãn chạy đủ 9750-10600, và với những
LNB ấy nên tắt 22KHz đi, nhưng lại chỉ có những đầu .... rất đặc biệt
mới tắt được 22KHz đi khi mà LNB có 2 tần số trở lên, ví như k49A.


Sử dụng Satellite Splitter SP lởm vô hiệu hóa universal LNB xịn
Satellite
Splitter SP là bộ chia tín hiêu ăng ten ra thành nhiều đường. Khi sử
dung cái này, thì đầu thu không còn điều khiển được các thiết bị trước
SP, nên các universal LNB đúng hiệu và motor chảo, DiSEqC đều không dùng
được.

Tiêu chuẩn điều khiển LNB à các thiết bị khác trên đường dây DiSEqC.


Việc điều khiển LNB cho phép các Universal LNB chon đươc tần số LO làm
việc và tắt các tần số LO khác theo yêu cầu của đầu thu. Mỗi đầu thu có
thể có nhiều ăng ten hay nhiều LNB đươc đấu vào một bộ chọn ăng ten, hay
đơn giản là các LNB khác nhau của một ăng ten. Một số loại ăng ten khác
thì dùng motor, mỗi khi chọn kênh thì động cơ ăng ten quay về hướng vệ
tinh mà đầu thu đã nhớ. Các mệnh lệnh điều khiển từ đầu thu này đều được
thực hiện bằng tín hiệu 22KHz và có một "ngôn ngữ tiêu chuẩn" là DiSEqC == Digital Satellite Equipment Control
(DiSEqC™). Tuy vậy, theo thói quen, Cái DiSEqC lai là cái bộ chọn đang
nói đến chứ không phải là môt tiêu chuẩn ngôn ngữ tín hiệu. Thứ DiSEqC
hiểu theo nghĩa đúng đắn được dùng để điều khiển các bộ chọn ăng ten,
motor ăng ten, tần số LO của LNB và các thiết bị khác trên đường dây.

Việc
điều khiển các thiết bị trên ăng ten chứng minh sự giật gấu vá vai giữa
tương thích cũ và phát triển của kỹ thuật truyền hình vệ tinh. Việc
chọn phân cực xuất hiện đầu tiên bằng 2 mức điện áp nuôi 13 và 18 volt,
sau đấy bật tắt 22KHz sẽ chọn 2 mức LO của LNB, sau đó thì các 22KHz này
tổ chức thành tín hiệu số DiSEqC dùng để điều khiển các bộ chọn LNB và
motor quay ăng ten. Ngớ ngẩn là, nếu như không phải tương thích cũ thì
chỉ cần DiSEqC với một mức điện áp là điều khiển được tuốt tuột. Và,
việc chuyển thành băng L hiện nay cũng giới hạn băng thông tối đa của Ku
xuống còn 1/5, nên chính cái LNB này cũng là cái miếng vá ngớ ngẩn của
kỹ thuật giật gấu vá vai.

Tại sao tên một bộ tiêu chuẩn lại được
dùng để chỉ một cái máy điện tử ? số là, trước đầy người Mỹ không dùng
cái hộp mà chúng ta gọi là DiSEqC
như thế mà dùng chảo quay bằng motor, cả hai đều điều khiển bằng 22KHz.
Sự hợp nhất thành tiêu chung của châu Âu và Mỹ dẫn đến cái hài này.


.


Trung tần (Output L band into cable) và 3 dải đầu thu nhận được.

Đầu thu tiêu chuẩn cần trung tần IF cấp cho đầu giải mã qua cáp nối đầu-LNB ở dải băng L, 950 MHz đến 1950 MHz (Output L band into cable), trung tần có được bởi hiệu của tần số từ vệ tinh truyền vào LNB (Input band) trừ đi tần số riêng (Local Oscillator LO frequency) của LNB. Trung tần có tên tiếng Anh là intermediate frequency viết tắt là IF, trong bảng dưới đây, trung tần IF được gọi là Output L band into cable.
Về nguyên tắc, trung tần được thừa kế từ hồi truyền hình tương tự để sử
dụng các thiết bị thu rẻ tiền, mỗi sóng mang từ vệ tinh chỉ mang một
kênh. Ngày nay trung tần cản trở 4/5 việc khai thác tối đa khả năng
truyền số của băng Ku, được thừa kế như một giải pháp đơn giản rẻ tiền
đợi lớp kỹ thuật khác hoàn toàn là các LNB số hóa sắp ra với thế hệ vệ
tinh mới.

Có 3 hạng đầu thu. Hạng 1 là đầu thu lởm có cái cao
tần rẻ tiền thu 950-1450MHz. Đầu thu tiêu chuẩn như trên, thu được dải
950-1950. Đầu thu tốt thu được 800MHz-2250MHz. Do ngày nay cao tần rẻ
nên các đầu thu đều có dải thu khỏe, trừ các đầu thu của K+ và VTVC+
thuê hãng vớ vẩn làm để bâu lấy Vinasat mà mút.

Thế thôi, cứ thế chọn. Tần số đầu vào của LNB (Input band) là tần số phát của bộ phát đáp TP trên vệ tinh
mà nó cần thu. Các đầu thu tiêu chuẩn standard LNB có một tần số riêng
LO như trên, các LNB phổ biến Universal LNB có thêm 1 LO cao cho dải
trung tần cao hơn. Ví dụ. các kênh truyền hình miễn phí như VTV4 thường được phát cả trên C và Ku band,
dải tần C có tầm phủ sóng lớn nhưng lượng thông tin tải được không
nhiều và ăng ten to nặng, dùng cái LNB C band 5150 MHz (Local Oscillator
(LO) frequency), [url=http://www.lyngsat.com/Vinasat-1.html]bộ


Được sửa bởi bangtrinh07 ngày 2012-05-28, 1:30 am; sửa lần 5.
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 12:38 am

phần 2.


Phân cực TP và góc xoắn LNB khi lắp ăng ten, LNB Skew.

Sóng
điện từ là sóng ngang, tức dao động ngang chiều truyền sóng, như thế,
xuất hiện sự phân cực. Có thể hiểu thế này, sóng âm là sóng dọc, dao độc
dọc phương truyền sóng, nên chỉ có một phương dao động đó. Còn nếu như
sóng điện từ xa đến ta, thì nó có thể dao động theo hai phương lên xuống
và trái phải. Khi lọc hết các dao động của một phương lên xuống hay
trái phải, chỉ để lại một phương dao động, thì đó là phân cực. Với mỗi
phân cực, thì dao động từ trường vuông góc với điện trường, ví dụ, nếu
như sóng có phân cực lên xuống thì động động điện trường là lên xuống,
từ trường trái phải, còn khi sóng có phân cực trái phải thì dao động từ
trường theo phương lên xuống, điện trường trái phải. Nếu như ăng ten có
dạng hai điện cực điểm đặt trong điện trường biến thiên, thì nó thu được
mạnh nhất nếu đặt 2 điểm đó theo đúng phương dao động điện trường, khi
quay ăng ten đi thì khả năng thu sóng yếu dần. Khi quay ăng ten đúng 90
độ so với phương dao động điện trường thì không thu được sóng nữa. Như
thế, người ta phát được 2 sóng mang cùng một tần số nhưng phân cực vuông
góc với nhau, tăng băng thông gấp đôi cho dải sóng. Vào thời ban đầu,
các vệ tinh dùng mành dây dẫn song song để lọc phân cực trong các ăng
ten thu phát, mành dây dẫn gồm các dây dẫn điện song song, chỉ cho phân
cực có phương dao động điện trường song song với dây đi qua.

Tóm
lại. Nếu như ăng ten là hai điện cực đặt theo một hướng phân cực, ví dụ
lên xuống, thì nó chỉ thu phát được sóng theo phân cực đó, phân cực
vuông góc với phân cực đó đúng 90 độ, ở đây là trái phải, sẽ không tác
động vào ăng ten. Với một sóng đến có phương dao động điện trường nằm
chéo với ăng ten phân cực chưa đến 90 độ sẽ tác động vào cả hai ăng ten
phân cực nói trên nhưng sóng yếu đi.


Như thế, bằng phân cực,
có thể dùng một ăng ten truyền đi 2 sóng mang cùng lúc có cùng tần số
nhưng phân cực vuông góc với nhau và mang các dữ liệu khác nhau, mỗi tần
số mang được gấp đôi băng thông trên cùng một lớp kỹ thuật. Điều này
được các vệ tinh sử dụng để tăng băng thông. Thay cho việc dùng 1 tần
số 2 phân cực, thì người ta cũng có thể dùng các tần số gần nhau phân
cực vuông góc với nhau. Có hai phân cực là H=Horizon và V=Vertical,
ngang và đứng, bắc-nam và đông-tây. Ngoài ra còn có phân cực xoắn người
ta gọi là phân cực trái và phải L và R . TP là bộ phát đáp transponder
trên vệ tinh, có thể hiểu là một ăng ten chuyên phát một tần số theo một
phân cực, tức là bộ phát một sóng mang. Phân cực đứng là hướng kinh độ,
ngang là hướng đường xích đạo. Khi phản xạ qua mặt chảo thì phân cực
xoắn bị đảo, còn phân cực vuông góc bị vặn đi.

Tại sao lại gọi là
phân cực ngang-đứng, vì với các phân cực vuông góc bắc-nam / đông-tây,
khi ở cực đứng theo chiều trục trái đất nhìn lên vệ tinh thì nó thành
trên dưới trái phải, trong khi nếu đặt ăng ten trên xích đạo thì mới là
bắc-nam / đông-tây.




Vì góc phân cực này mà LNB có góc xoắn LNB Skew, được tính rồi áp dụng kết quả tính khi lắp chảo.
Ví dụ, khi vệ tinh ở hướng chính nam thì 2 điện cực ví dụ trên phải để
đứng với TP có phân cực H, ngang với TP có phân cực V, khi vệ tinh không
ở hướng chính nam thì góc này xoắn đi và phải xoắn LNB theo, đến khi ăng ten ở một điểm trên đường xích đạo khác kinh độ với vệ tinh thì LNB xoắn tròn 90 độ.

Thực
chất, các single LNB hiện nay đều thu được hai phân cực nhưng không
cùng lúc, còn những kim thu LNB nguyên thủy được thiết kế chỉ thu một
phân cực, rất phiền. Các dual LNB hiện nay có 2 đầu ra cho 2 phân cực
chạy cùng lúc để đấu vào switch cho nhiều người dùng chung một ăng ten.
Trên thân LNB có một vạch, đặt vạch đó đúng hướng trên là góc 0 độ, ngồi
từ lưng chảo nhìn ra trước chảo, thì góc tiến theo chiều kim đồng hồ là
dương, dễ hiểu cái vạch này đánh dấu hướng kịm thu phân cực đứng H.

Tín
hiệu phân cực càng sạch thì yêu cầu góc xoắn LNB càng cao. Có thể dễ
dàng thấy tín hiệu của Vinasat1 có phân cực Ku rất bẩn, nên xoay LNB khá
thoải mái ít ảnh hưởng, hoàn toàn có thể so với các vệ tinh ở ta hay
dùng như Thaicom5, ABS-1 hay Asiasat5. Cái Vinasat1 ấy chỉ có thế mạnh nhất là độc quyền bán đầu thu với giá gấp 10-15 lần các đầu thu FreeTV. Cần nhắc lại là, Ku của nó chỉ dùng phân cực H. Ưu điểm duy nhất của vệ tinh Vinasat1 là sóng mạnh, do ít kênh và vùng phủ sóng hẹp.

Chúng
ta có thể hiểu LNB hiên đại có 2 kim thu trong hốc hội tụ và kim nào
hoạt động sẽ được đầu thu ra lệnh qua mức điện áp, 13 volt là V và 18
volt là H. Còn phân cực xoắn RL được chất điện môi ghép trong LNB hoán
chuyển thành VH. Khi bạn chọn nhầm phân cực TP từ H thành V hay V thành
H, thì cái LNB phải quay đi xấp xỉ 90 độ và thường là cái đuôi nó chổng
ngược lên trời, dễ lọt nước mưa. Vì đầu thu điều khiển LNB và các thiết
bị khác của ăng ten nên khi lắp các SP thì việc điều khiển này mất đi.
Đương nhiên, đường điều khiển hoàn toàn có thể tắt đi với các vệ tinh
chỉ có một phân cực H như Ku của Vinasat1, dùng SP vô tư. Trước đây, 2
kim này có 2 mạch điện riêng ra 2 cáp riêng gọi là A và B, đầu thu cũng 2
cáp như thế, phì cười, cái Vinasat-1 có máy phát sóng vác từ bản sơ cua
bảo hiểm của vệ tinh thời còn truyền hình tương tự dùng đầu Vortech.
Ban đầu, thời truyền hình vệ tinh còn ở thời kỳ đồ đá, hai phân cực LNB
được chọn bằng motor quay là polarizer cho máy thu gia đình. Ở châu Âu,
các universal LNB bắt đầu bằng hai LNB có hai LO khá xa nhau, mỗi LNB ấy
cho ra một dải trung tần IF riêng không trùng nhau, mỗi LNB ấy thu một
phân cực, tín hiệu trung tần IF của chúng được trộn, khuếch đại và chia
cho các máy thu như là truyền hình cáp, với các thiết bị khếch đại tín
hiệu cáp gần như là đồ tầu ta mua ngoài chợ ngày nay (mình không đảm bảo
các bộ chia cáp tẩu ngoài chợ dùng cho 1-2 GHz đâu nhé, ai muốn dùng
phải thử), ví dụ với Thaicom-5 có thể dùng 2 LNB có LO 11300 và 10600.


Chúng ta cũng có thể hiểu vị trí của vệ tinh trên mặt phẳng hội tụ của chảo là một ảnh âm bản, góc phân cực cũng âm bản như thế.



Phân cực xoắn RL


Thật ra, có 3 kiểu phân cực
sóng là thẳng, xoắn xoay tròn, ellipse. Cái chúng ta đang nói đến bên trên là
phân cực thẳng Linear Polarity LNB.

Có một số vệ tinh không phân
cực HV dùng Linear Polarity LNB, mà quay tròn Circular Polarity với hai
chiều L, được chia thành 2 phân cực
là xoắn phải và xoắn trái, thuận và ngược chiều kim đồng hồ, L (for
Left), R (for Right). Ta có thể hiểu phân cực xoắn có được khi cái kim
phát phân cực thẳng nó quay tít vài tỷ vòng một giây. Có vệ tinh có cả
hai phân cực xoắn và thẳng, là bác Eutelsat W7 at 36.0°E, may là bác không có sóng đến ta.
Với các sóng khỏe không chảo 2GHz thì người ta thu phát bằng ăng ten lò
xo, với chảo thì cần LNB và tramitster xoắn để thu vào phát ra sóng
phân cực xoắn.

Phân cực xoắn được đổi sang phân cực vuông góc
bằng nhiều cách. Khi mua LNB "tử tế" thì bạn sẽ có một miếng teflon, lắp
vào để thu phân cực xoắn, cách này không hiệu quả lắm nhưng đơn giản.
Các miếng điện môi ghép để thu phân cực xoắn có trong phần hình ảnh.
Ngay dưới đây là ví dụ khác, hoán đổi bằng lỗ đục. Các vệ tinh chuyên
liên lạc như KA-SAT thích dùng phân cực xoắn, khi đó sóng phát từ máy
mặt đất rất khỏe không chèn nhiễu sang sóng thu vốn rất yếu, KA-SAT là vệ tinh liên lạc kiểu vùng đốm spot-beam, dùng dải Ka, nhưng cũng ghép một chút chức năng truyền hình cho đảo xa Ireland.

Minh hoạ phân cực xoắn
Hai
chiều phân cực xoắn, R trên L dưới. Khác với phân cực thẳng ( phân cực
vuông góc) thì phân cực xoắn ít nhiễu hai phân cực sang nhau. Phân cực
xoắn được các loài côn trùng ứng dụng rộng rãi để làm nổi trội mầu của
nó với đồng minh trong khi vẫn "tàng hình" với địch, hay như ong dùng để
địch hướng. Cũng như vậy, các radar cũng dùng phân cực xoắn khá nhiều.
mổ xẻ lnb!!!!! Circular.Polarization.Circularly.Polarized.Light_Left.Hand.Animation.305x190.255Colors

mổ xẻ lnb!!!!! Circular.Polarization.Circularly.Polarized.Light_Right.Handed.Animation.305x190.255Colors

Nhóm hình dưới đây mô tả một đầu thu phát băng C phân cực xoắn.
Một bộ thu phát vệ tinh băng C dùng phân cực xoắn. Nó có cái LNB để thu và
transmit để phát với vệ tinh. Sóng từ vệ tinh đến xoắn và chuyển thành V, sóng
đi H lại chuyển thành xoắn đi ngược chiều. Ở đây truyền đi dùng LHCP, phân cực
xoắn trái, Left Hand Circular Polarisation và thu về ngược lại RHCP. Quay cái
ống chọn phân cực polariser, nó có đục hai hàng lỗ hoặc cắm hai hàng đinh two
lines of slot or pin để đổi thứ tự trên.
mổ xẻ lnb!!!!! Circular-polarisation-set-upmổ xẻ lnb!!!!! C-band-cross-pol-circular-polarisation-feed
mổ xẻ lnb!!!!! Circular-polarisation-feed-3
Đây
là một bộ phát sóng phân cực tròn kiểu khác. Nó có hai kim phát phân
cực thẳng ở hai bên miếng nhôm cắt bậc thang dầu 0,25mm, L hay R được
phát đi bằng mỗi trong 2 kim đó, băng Ku

mổ xẻ lnb!!!!! CWST5_sm
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 12:39 am

phần 3.

Thu phân cực RL bằng LNB phân cực HV .



Về nguyên tắc, thì sóng điện từ có phân cực xoắn vẫn gây ra dao động
dòng điện trong cả hai kim thu và hốc hội tụ dùng thu phân cực thẳng.
Nhưng sóng này đến không đều và nó trộn hai phân cực xoắn vào nhau chứ
không tách ra như những người thiết kế vệ tinh mong muốn, nên các đầu
thu thường báo là có sóng nhưng không giải mã được. Kiểu phân cực xoắn về nguyên tắc phải thu bằng hốc hội tụ ( feedhorn
) xoắn. Tuy vậy, các nhà làm LNB thương mại thường làm LNB phân cực
thẳng Linear và chuyển tín hiệu đến có phân cực xoắn thành phân cực
thẳng bằng một miếng chất điện môi, nó làm yếu tín hiệu đi 1,5 lần và
như thế các chảo 50 phân bán ngoài thị trường bị vô hiệu hoá với đại đa
số các vệ tinh. Miếng chất điện môi này thường được gọi là teflon slab,
mặc dù ngày nay có thể nó không làm bằng tê-f-lông. Miếng chất điện môi
này được bố trí theo hình dạng đặc biệt trong hốc hội tụ.

Nếu như
cái LNB thường, tức phân cực thẳng Linear Polarity, mà nó không hỗ trợ
tính năng biến phân cực xoắn thành phân cực thẳng, thì dễ nhận ra nó
khi cả hai kim đều thu được cường độ nhưng thường là không có chất lượng
(tức chọn đầu thu cho tần số ở cả V và H).

Nếu như cái LNB phân
cực thẳng HV ấy đã có miếng điện môi để thu LR, thì bạn không cần quan
tâm đến góc quay LNB nữa, quay góc nào cũng được, y như hướng dẫn của thằng quái nào nó đi chọc lợn trêu chó
nhà K+ (! chỉ cần quay LNB là HV thành RL). Đây chính là lợi thế của
phân cực xoắn, rất đắc dụng khi các chảo thời cổ có motor quay cả ba
góc, bớt được một góc, hoặc thợ tồi ngày nay như trên. Cũng chính vì cái
lợi thế đó ngày nay chẳng ai cần nên chỉ những vệ tinh truyền hình bán ế
để trong xó nhà mới dùng, được cái Nga và Tầu gần đây không kịp làm,
không kịp bắn... mua đại hai con Yamal 2001 và Chinasat-9,
đương nhiên một phần để bịt miệng chó chửi bậy trên hai vệ tinh này, và
vì thế giống chó muốn được giá hồi này rất thích chửi, càng khủng hoảng
quỹ công càng chửi, may ra có đứa nèo mua.

Cái cần quan tâm đến
các LNB phân cực thẳng có thu phân cực xoắn là người ta đặt miếng điện
môi thế nào và L sẽ thành H hay V, R sẽ thành V hay H, hay chỉ thu được
một trong hai phân cực L và R... đồng thời cái chảo sẽ phải to thêm bao
nhiêu xiền. Cũng như RL sẽ lộn ngược nếu như bạn phản xạ thêm 1 lần, L
thành R và R thành L.

Nguyên lý biến đổi phân cực ấy mình tìm
được một bài viết minh hoạ trong này, có lẽ ko cần đọc cho nhức đầu nếu
như chỉ cần chỉnh ăng ten
[You must be registered and logged in to see this link.]

Đây
là hình ảnh minh hoạ một cách đặt miếng điện môi quay được, các bạn ấy
đặt trong cái lỗ (hiện quay về phía ta) một cái motor quay theo điện áp
chọn phân cực 13-18 volt của máy thu HV để chọn phân cực RL trên một LNB
chỉ có một kim thu phân cực thẳng.
[You must be registered and logged in to see this link.]

mổ xẻ lnb!!!!! In_de_corotor_geretoucheerd



hai
hình dưới là miêu tả các đặt miếng teflon "xịn", với các chất điện môi
khác dễ kiếm như nhựa thuỷ tinh hữu cơ (hay gọi sai là mica), thì nên
tra bảng hằng số điện môi để tăng giảm độ dầy sao cho nó làm chậm 1/4
bước sóng, cách hai kim thu cũng khoảng 1/4 bước sóng (Ví dụ băng Ku
bước sóng khoảng 30mm). Cái hình này là phần ống hội tụ của LNB băng tần
C. Chiều dài dọc theo miệng ống của miếng điện môi là 100mm, thụ vào từ
miệng ống (chỗ lắp đĩa) 10 mm bước sóng băng C khoảng 100mm. Đặt
nghiêng 45 độ và quay trước kim thu thì một trong hai phân cực xoắn sẽ
hoán chuyển thành phân cực thẳng ở kim thu đó. Khi đặt nghiêng trước một
kim thu nào thì kim thu đó sẽ thu phân cực L và kim thu sau miếng điện
môi 45 độ sẽ thu phân cực R. Với cái chảo thông dụng chỉ có 1 lần phản
xạ thì RL đảo ngược, tức miếng điện môi trước kim thu nào thì kim thu ấy
thu R và kim thu nằm sau miếng điện môi góc 45 độ sẽ thu L.

Với
các LNB băng tần C "tử tế", thì cái đĩa mặt, ốc vít và cái miếng teflon
này là thành phần đi kèm, riêng miêng teflon này để ngoài, người dùng có
thể lắp hoặc không, khi không lắp thì sóng khoẻ hơn. Miếng điện môi này
có tên là "depolarisation plate" hoặc dùng tên cũ là polarizer ,
polariser ... Các miếng nhựa này thường làm bằng bakelite (nhựa mạch in)
hay thuỷ tinh hữu cơ (thường gọi sai là mica, đúng ra mica là loại
khoáng vẩy), 4-6mm với băng C và 1-2mm với băng Ku tuỳ hằng số điện môi.

Nếu
như là đồ chế, thì kiêng đừng dán keo con voi nhé (không thì không chữa
được), mà dán keo silicon, khoan lỗ bắn vít cũng được nhưng đừng để cái
vít xiên vào sâu không nó trở thành kim thu. Nhựa teflon dùng khá nhiều
trong ngành điện nên cũng không phải là khó kiếm cho lắm nếu như muốn
nghịch, ở Hà Nội thì ra Hàng Bông. Dưới đây là hình ảnh một LNB có 2 kim
thu phân cực thẳng HV dùng để thu phân cực xoắn. Miếng điện môi đặt ở
đúng phân giác hai kim thu, như thế một kim thu sẽ là thu L và kim kia
là R.


mổ xẻ lnb!!!!! R1wj82

mổ xẻ lnb!!!!! Thum_2795244dc0b49548945




thu phân cực RL bằng LNB phân cực HV tronhg các LNB Ku hiện nay có 2 kim thu trước sau.

Các LNB Ku phân cực vuông góc HV hiện nay có cấu tạo rất ưu việt nên khó hoán cải nó để thu phân cực RL.

Hiện
nay, các Ku LNB thu phân cực vuông góc HV thường có miệng hốc hội tụ
feedhorn đường kính khoảng 4cm, phễu thu bé dần vào một ống dẫn sóng
đường kính khoảng 2 cm, ứng với các bước sóng trên dưới 3cm. Ở đáy ống,
hai kim thu không nằm ngang nhau như trước đây, mà có một kim thu nằm
trước, đến một thanh kim loại song song với kim thu đó, và một kim thu
nằm sau thanh đó. Chắc là dễ hiểu, cái thanh kim loại đó phản xạ sóng
điện từ có phân cực trùng với phân cực kim thu trước làm nó mạnh hơn,
đồng thời, lọc sạch phân cực đó để sóng đến kim thu sau được sạch. Kim
thu đặt trước thường là kim thu H thẳng với dấu hiệu ở vỏ ngoài LNB. Như
thế, nếu như sóng khoẻ thì không cần vặn đúng góc xoắn LNB, miễn là
không quá gần phương vuông góc 90 độ, tức sai nhất, thì kim thu sau,
thường là phân cực V, vẫn thu sóng mặc dù yếu hơn, do không bị lẫn, do
có thanh phản xạ lọc sạch phân cực H trước kim thu sau . Vinasat-1 chỉ
có phân cực H nhưng có thể khai báo các TP thành V, để sử dụng kim thu
sau tốt hơn kim thu trước, không cần hiểu chỉnh góc S quá chính xác. Mặt
khác, bản thân lọc phân cực trên Vinasat-1 cũng kém nên với Vinasat-1
có một đặc điểm là sai góc xoắn rất nhiều thì kim thu H vẫn cho sóng
khoẻ, có lẽ vì thế nên nhó không dám làm hai phân cực.

Vấn đề ở
đây là, khi hoán cải các LNB dùng thu phân cực vuông góc thành phân cực
xoắn thì chỉ thực hiện được với một kim thu phía trước. Như thế, nếu
muốn thu cả hai phân cực xoắn LR thì phải dùng 2 LNB và có thể phải 2
chảo. Mặt khác, cái ống dẫn sóng này quá ngắn nên miếng điện môi cũng
quá ngắn, chỉ còn hơn một phân, giảm hiệu quả. Với vệ tinh Chinasat-9 92E ở vùng Đông Bắc sóng khoẻ nhưng mình vẫn phải dùng chảo to, do hiệu quả của miếng điện môi ngắn ấy kém.

Trong
phần hình ảnh, mình để link và hình ảnh của một bạn về miếng điện môi
này, nhưng chưa có thời gian thực hiện. Miếng của bạn ấy khá khác miếng
của mình, hôm nào thử xem.





Tóm tắt các điều khiển LNB

Như thế, có 3 mức điều khiển LNB là
--thay đổi điện áp 13-18 volt để chọn phân cực, 13 volt là phân cực đứng Vertical V, 18 volt là phân cực ngang Horizon H.
--22 KHz xung nhọn để chọn LO. Tắt 22KHz là LO thấp và bật 22KHz là LO cao.
--tổ chức 22KHz thành số để làm DiSEqC, điều khiển các bộ chọn LNB hay motor quay chảo.

Đến
hài hước cho các nhà kỹ thuật giật gấu vá vai. Bây giờ, khi chạy DiSEqC
để quay chảo dò vị trí vệ tinh thì đương nhiên LNB nhảy loạn lên giữa
LO thấp và LO cao, và cũng vì thế mà cái chảo quay kiểu Mỹ dần dần mất
tích, thay bằng DiSEqC có các LNB cố định được thợ lắp chảo đặt hướng.

Ví dụ như đầu thu dùng 1 LNB hướng vào Vinasat1, 3 TP có tần số nằm giữa 1116-11549 đã bỏ từ đầu. Ku của Vinasat-1 thân mến của chúng ta lại không có phân cực V nên điện áp luôn là 18 volt.

Điện áp
Xung nhọn

LO

Phân cực

Dải TP

13 V

0 kHz

9,75 GHz

Vđứng (không dùng)


Thấp
(10968-11116 MHz)


18 V

0 kHz

9,75 GHz

H
ngang


Thấp
(10968-11116 MHz)


13 V

22 kHz

10,60 GHz

Vđứng (không dùng)

Cao
(11549-11669 MHz)


18 V

22 kHz

10,60 GHz

H
ngang


Cao
(11549-11669 MHz)



Cũng như thế, cái Vinasat-1 vô địch hoàn cầu không thể tổ chức thành
một bộ vệ tinh và nó là cái vệ tinh lạc hậu 10 năm so với các Thaicom-5
hay Asiasat-5 chỉ cần bật nguồn là LNB 11300 MHz chạy, dek cần điều
khiển, chia sóng ghép bộ thoải mái. Ngày nay đang thừa vệ tinh và để
tăng vùng phủ sóng cho mỗi kênh thì người ta thu hẹp số kênh trên mỗi vệ
tinh, trong khi bắn cả bộ vệ tinh lên tăng tổng số kênh với tên lửa Nga
đại hạ giá đánh bại Âu-Mỹ, như thế, việc chuyển về LNB 1 tần số và né
tránh việc điều khiển ngớ ngẩn rất thuận tiện, trong khi đợi luôn một
lớp kỹ thuật khác hoàn toàn sắp ra đời với các LNB số hóa.

Thật
ra, tổ chức tần số Ku của Vinasat-1 giống như của của AM-3, nhưng do
dùng được các đầu thu-LNB đầy trên thị trường như cái k49A 400k vnđ cả
ăng ten mà AM-3 chỉ cần LNB tiêu chuẩn 9750 như dưới đây, trong khi do
độc quyền bán đầu và đầu rất lởm nên Vinasat-1 với K+ phải dùng LNB phổ
thông 9750-10600 như bảng dưới đây, và ngăn cản việc sử dụng các thiết
bị trên đường dây như SP và DiSEqC. Ngay cả cái đầu K+ cũng không còn
khe cắm thẻ, không thể thu chương trình của hãng khác, và với giá bán
gấp hơn 15 lần cái bộ k49A thì như thế là quá cắt cổ. Trong khi đó, thay
cho 360 kênh truyền hình chất lượng cao nếu như thiết kế đúng,
Vinasat-1 dùng 2 dải tần LNB lại chỉ được tối đa 216 kênh, và hôm nay nó
chỉ phát có 72 kênh. Con số này được định nghĩa là khai thác triệt để
hay khai thác 70 % để tạo ra nhu cầu thiếu và bắn Vinasat-2 trước thời
hạn với giá của vụ ném tiền đi này là 350 triệu USD mỗi quả, đắt gấp 2-3
lần cái Thaicom-5 hiện phát nhiều kênh gấp đôi và tối đa gấp nhiều lần
Vinasat-1.


Setup
kim thu LNB trên đầu thu, chú ý đặc biệt khi dùng k49A tìm vị trí ăng
ten, phát hiện ra kim thu VCTV+ siêu lởm, và Vinasat1 bỏ 3 TP.


Các
dầu thu đều có mục setup kim thu LNB. Thông thường, khi bạn chọn
universal LNB thì nó vô hiệu hoá mục 22KHz on/off đi, vì đương nhiên là
universal LNB phải dùng 22KHz. Khi chọn standard LNB thì mục 22KHz
on/off hiện lên. Nhưng với cái k49A ram chíp còi thì thủ công tất mới
sinh chuyện. Nó có 2 ô tần số LNB và một ô 22KHz, nếu như một tần LO thì
cho hai ô bằng nhau ( ABS-8976 thì ngược lại, khi chỉ có 1 LO thì một
mục LO cho là 0), khi autoscan thì không sao, nhưng khi dò vị trí ăng
ten thì chú ý, nếu là 2 LO, thì 22KHz = on nghĩa là dùng LO cao và ngược
lại, đúng định nghĩa một cách thủ công.

Ví dụ, đầu K49a vào menu
- setup program - setup LNB, nó sẽ đặt lại LNB cho cái kênh đang xem.
Mục này có 2 ô nhập tần số LNB, nếu là kim thu phổ thông universal LNB
thì cho tần số thấp vào trước, cao vào sau, ví dụ với Vinasat1 phải mua
kim thu universal 9750-10600 rồi setup vào, và cái kênh ấy nếu dùng LO
nào thì bật tắt 22KHz tương ứng. Khi dùng mục này, cái đầu này sẽ không
chỉ đặt LNB cho cái kênh hiện đang , mà nó coi như là đầu thu chuiyển
sang cái LNB ấy, có lẽ là lỗi người lâp trình, nên các kênh khác có thể
mất tín hiệu.

Khi chọn auto scan cũng ở setup program, thì cũng
nhập 2 tần LNB như thế, nhưng không cần mục 22KHz mà đầu nó tự scan hai
chế độ on off.

Cũng ở setup program, có chức năng add new
program, thì ngoài việc cho tham số TP, phải cho tham số LNB. Mục này
dùng để dò vị trí ăng ten một vệ tinh mà đầu thu chưa có kênh nào.
LNB power chọn on, đương nhiên.
DiSEqC là bộ chọn
ăng ten, nếu có nhiều ăng ten thì chọn, nếu chỉ có 1 ăng ten nối vào
đầu, không có DiSEqC, thì chọn DiSEqC off.
Mục loại LNB type có 2 cái là LNB
tiêu chuẩn standard và LNB phổ thông universal, như trên.
22KHz , lại phải xem, khi LNB có 2 LO thì cái TP đang dùng để dò ấy nó chạy LO nào mà bật hay tắt 22KHz.

Một
lần, mình phát hiện ra con VTVC+ ấy bật tắt 22KHz đều.... như nhau, nếu
không có k49A bật tắt thủ công cái này thì thấy đâu ra.
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 12:40 am

phần 4.
[b]k49A phát hiện nguyên nhân Vinasat1 bỏ 3 TP[/b]

Riêng
chú k49A thì rôm ram cpu của chú rất chi còi nên dek có mục tự động hóa
này, bạn có thể nhập 2 tần LNB giống nhau để cho nó hiểu đó là standar
LNB, khác nhau để nó hiểu là universal LNB, nhưng universal LNB vẫn tắt
được 22 KHz. Khi bạn nhập universal LNB có 2 ngưỡng tần trên dưới, tắt
22KHz đi, mà kim thu vẫn chạy đủ chức năng, thì đó là kim thu VCTV+ thuê
Microtech làm cho Vinasat1, cả hai tần LO 9760-10600 chạy đồng thời dek
cần điều khiển. Các kim thu này siêu rẻ nhưng có ưu điểm là thuận tiện
sử dung SP. Các "universal LNB giả" này nhiễu 2 LO sang nhau và yếu,
điều này không thành vấn đề với Vinasat1 sóng khỏe do ít kênh và vùng
phủ sóng hẹp. Như đã nói trên, Vinasat-1 cấm hơn một nửa dân thành phố
xem nó vì không thể dùng chung ăng ten.

Nếu như Vinasat1 cho cái
đầu thu vệ tinh Thái Lan DSTV ABS-8976 giải mã (hiện đầu này có giá 400k
nhưng bi cấm giải mã bởi đặt khóa serial đầu thu trong mã viaccess của
Vinasat1), thì chỉ cần môt tần LO 9750 đã dủ thu toàn bô số TP được
thiết kế cho Vinasat1. Đơn giản, dải của ABS-8976 là dải tiêu chuẩn
950-1950 MHz, còn tất tần tật các đầu từ cổ chí kim Vinasat1 độc quyền
bán đều là dải thu lởm 950-1450 MHz, với các trung tần L band thỏa mãn
điều đó được làm đậm xanh dưới đây.
Các đầu thu ấy có máy móc kinh tởm nhất quả đất với cái nguồn mua của
Tầu, được làm thủ công, và là loại nguồn Tầu lởm, và suốt ngày hỏng tụ
gây nhiễu mất sóng. Mấy hãng đó không bán đầu cho Vinasat1 thì không còn
có tể bán được ở đâu. Bạn có thể hình dung là, K+ là DVB1 cho đến nay
không ai làm ra loại đầu thu ấy trừ cái k49A giá 240k vnđ.

Chưa
hết, ăn đầu phải ăn cả dây, vậy nên, nó mua cái loại LNB "giả Universal
LNB", có 2 LO 9750-10600, nhắc lại là không cần điều khiển.

Tai
sao thị trường ngày nay không có con nào như 9750-10300 ? quá dễ hiểu,
cái đầu thu như DSTV ABS-8976 Thái Lan kia có từ 199x, tức là từ lâu rồi
không ai làm các đầu thu có dải thu hẹp quá lởm 950-10450 cả. Khi người
ta dùng Universal LNB có ngưỡng trên dưới xa nhau như con X-Sat
9750-10750, hay như ngay con thu Vinasat1 9750-10600, thì với những đầu
thu đủ tiêu chuẩn, người ta dùng được số TP nhiều gấp đôi Ku Vinasat1,
nhiều là vì hai LO cao thấp của chúng không đá nhau, mỗi thằng làm một
dải TP. Giải pháp này cũng không còn mới mẻ, dùng dải này có ví dụ như
con AM-3 của Nga 140E, nó có ít tần số phát vì vùng phủ sóng Ku của rất lớn, gần hết lục địa châu Á.
Còn những vệ tinh có vùng phủ sóng bé gần bằng ta như Indonexia,
Malaysia, Thái Lan... và sắp đến là Lào và Campuchia ? thì thưa, người
ta dùng Kim thu tiêu chuẩn, Standard LNB 11300 với cả rừng TP và hàng
trăm kênh TV miễn phí, để cái k49A giá 200k, 400k cả ăng ten và LNB...
trờ thành niềm vui, sự nghiệp giáp dục và nền văn hóa mọi nhà trên nóc
nhà. Cái vệ tinh lạc hậu cả 10 năm như vậy.

Cái LNB siêu phàm này
đắt gấp rưỡi cái Gospell thiết kế đầy đủ và sóng
khỏe. Còn cái đầu thu SD của K+ ngày nay đắt gấp 4 lần cái FreeTV SD
k49A, HD thì gấp 6-10 lần. Đương nhiên là kim thu thì khó mà độc quyền
nên trở thành hài hước, nhưng thị trường cũng không sẵn bán các kim thu
như 9750-10500. Còn đầu thu thì không ai có thể ngăn nổi K+ bóp cổ lè
lưỡi.

Kết hợp cả cả sự ngu như lợn và tham như chó là 3 TP 1157-1523-1531 được vinh hạnh bỏ hoang trên trời.
Hiệu quả rất tốt, sóng Vinasat1 mạnh nhất thế giới, vì ít TP và vùng
phủ sóng hẹp. Nếu như bạn hay quay ăng ten, thì bạn có thể dễ dàng nhận
thấy độ bẩn phân cực của sóng vệ tinh này, ăng ten chiếu vào nó quay góc
S rất thoải mái, rất nhiều ưu điểm.

Bảng chọn LNB Ku cho Vinasat-1
Con single LNB và đầu thu tiêu chuẩn thu được trung tần 950-1950 MHz đủ dùng cho toàn bộ các TP Ku của Vinasat-1
Con "LNB phổ thông", Universal LNB có 2 LO 9750-10600 bỏ 3 TP để phục vụ độc quyền bán đầu thu lởm
Các con Universal LNB khác có thể thỏa mã toàn dải mà vẫn độc quyền bán đầu thu lởm, nhưng không có mặt vì bán LNB lởm giá cao
.

TP/LNB975010000102501030010500106001075011300
109681218968718668468368218-332
1100812581008758708508408258-292
1104812981048798748548448298-252
1109013401090840790590490340-210
1111613661116866816616516366-184
1151717671517126712171017917767217
1152317731523127312231023923773223
1153117811531128112311031931781231
1154917991549129912491049949799249
1158918391589133912891089989839289
11629187916291379132911291029879329
11669191916691419136911691069919369
.


LNB Ku và độ chính xác khi đặt hướng chảo.

Chảo Ku càng to thì yêu cầu độ chính xác khi hướng chảo càng lớn.

Mỗi
chảo có một cái gọi là bán kính hội tụ, là khoảng cách từ tâm chảo đến
LNB. Mỗi LNB có một mặt thu, thường xấp xỉ bước sóng, với Ku là vòng
tròn đường kính khoảng 4cm.

Với một cái chảo có bán kính hội tụ
50 cm,thì mỗi độ là 50 x 2 x Pi / 360 = 0,8722 cm. Như thế, sai số 2,5
độ là cường độ thu sóng còn non nửa vì 2,5 x 0,7722 =2,18 cm, lớn hơn
bán kính chảo và chùm hội tụ ra ngoài miệng chảo. Với sai số 1 độ, thì
cái chảo đang nói đặt LNB mớm vào chùm hội tụ, vì cái chảo này là loại
nhỏ, nên mức này vẫn chưa thể thu được sóng.

Thông thường, chảo
cỡ 5-7 tấc ngoài chợ cần độ chính xác nửa độ. Chảo mét tư thì độ chính
xác cần tăng gấp đôi, tức độ chính xác cần nửa độ. Tuy nhiên, các chảo
lởm càng to càng có vẻ không cần chính xác lắm vì pha của chúng không
thật hội tụ, loại chảo này mua chỉ để khoe mẽ. Chảo bé của Tầu thông
thường, chảo X-Sat trước đây... có bán kính hội tụ khoảng 40 phân, còn
chảo K+ thì quá bé.

Chúng ta đã biết, Vinasat-1 bỏ 3 TP và thật
ra một loạt các TP khác phát dặt dẹo, vùng phủ sóng lại hẹp, nên công
suất phát các TP còn lại thuộc hàng mạnh, xấp xỉ bằng vùng trung tâm của
Thaicom-5, chỉ kém cạnh chút xíu không đáng kể. Lợi dụng điều đó, K+ ăn
đơn ăn kép, chảo Vinasat-1 của cả K+ và VTC đều nhỏ và đặc biệt K+ rất
nhỏ. Điều này là một hiểm họa. Đó là vì, cách Vinasat 2 độ có ApStar-6
chèn vùng phủ sóng với Vinasat. Hện nay, ApStar-6 chỉ phát V trên dải
cao hơn, Vinasat-1 chỉ phát H trên dải thấp hơn, nhưng vẫn đề là cả hai
sẽ phải khai thác hết vị trí của mình, điều đó đến gần hơn khi Vinasat-2
chạy từ 107E về cùng chỗ Vinasat-1 và ApStar thay thế vệ tinh. Khi đó,
nếu như có gần sóng, thì những chảo quá nhỏ và LNB lởm không phân biệt
nổi hai vệ tinh. Như đã nói, các bộ vệ tinh thông dụng thích đặt các vệ
tinh cách nhau 2 độ với loại chảo được thiết kế riêng, vẫn nhỏ gọn nhưng
phân biệt được 2 độ , tất nhiên chảo Vinasat là loại chảo đơn giản và
rất lởm. Và như thế, ApStar-6 không hề hấn gì khi xung đột, còn Vinasat
thì ăn đủ với chảo lởm.

Ghép nhiều LNB trên 1 chảo và yêu cầu về kích thước chảo.

Như
trên, bán kính hội tụ càng lớn thì khoảng cách các LNB khi ghép trên
một chảo cảng lớn. Khi bán kính này nhỏ quá, các LNB quá sít nhau nên
không lắp được. Ví dụ trên, mỗi cái LNB Ku thường có đường kính ngoài
5cm, nếu như chảo có khoảng (bán kính) hội tụ focus length 50 phân, lệch
1 độ thì chúng cách nhau 0,8722 cm, và như thế chúng cần khoảng cách
tối thiểu về độ là 6 độ, thực tế còn cần cao hơn nhiều vì vấn đề cái đai
gá lắp và góc ngẩng. Ví dụ, Thaicom-5 76E với AM-3 140E có góc E cách
nhau đến 120 độ nếu ăng ten đặt ở nóc tháp rùa, nhưng đó là khoảng cách
hình chiếu của chúng trên mặt đất, trong không gian chỉ 90 độ, nên rất
chật. Nếu như cùng loại LNB, như các ApStar-5 138E và ApStar-6 134E mà
không tách được LNB do chảo có độ phân giải thấp quá, thì dùng chung một
LNB, giải pháp này bó tay với cái chảo tầu khoảng hội tụ 40 phân và cặp
Vinasat-1 132E với ApStar-6 134E, khác LNB. Các bộ vệ tinh như châu Âu
cách nhau 2-3 độ và người ta dùng gương giảm hội tụ chiều ngang để đặt
các LNB Ku sít nhau được, một cách khác là dùng chảo thường nhưng lắp bộ
phản xạ lại phân kỳ chiều ngang.

Ở các nước có bộ vệ tinh, người
ta bán sẵn các ăng ten cho cả bộ gồm mộc cục LNB liền khối./ Mặt khác,
loại chảo phân kỳ chiều ngang băng yên ngựa để lắm phụ thêm vào chảo
thường và cái ray lắp LNB thủ công cũng bán cho dân nghịch, cũng như
loại chảo sản xuất sẵn cho bộ đã giảm hội tụ chiều ngang, xem bên phần ăng ten chảo.


Ví dụ về các vấn đề khi ghép.
trở lại ví dụ về cái ăng ten thu Vinasat1 đặt trên nóc tháp rùa. Vinasat1 132 độ kinh đông. Tính bằng [You must be registered and logged in to see this link.] Có Azimuth (magn.): 127.9°.

Nếu
như ghép LNB thu vệ tinh Apstar 6 at 134.0°E (tại 134 độ kinh đông),
thì LNB cho Apstar 6 có góc ngang Azimuth (magn.): 125.6° , lệch 2,3
độ, với cái chảo trên tương đương cách nhau 2 cm. Không thể nào có LNB
nhỏ như thế nên cái chảo trên không thể thực hiện được điều này. (Apstar 6 chỉ thu được ở miền Bắc).
Để thực hiện điều này cần cái chảo lớn gấp ít nhất 3 lần, có bán kính
hội tụ mét rưỡi, là hàng khủng và không rẻ, tốt nhất là mua 2 cái chảo.
Trong thực tế, người ta có thể có một giải pháp ghép nữa là chỉ dùng TP
11549 của Vinasat1, 12269 và 12395 của Apstar 6, rồi chọn LNB 10600 dùng
chung cho cả hai vệ tinh được dải tần trong cáp LNB là 949-1795, rồi
đặt ăng ten ở giữa hai vệ tinh, cũng cần nhắc là, các đầu thu của K+ có
dải tần LNB hẹp 950-1450, không thu được kiểu này, nên mua những cái đầu
thu FreeTV tôn tốt chút, K49a thì xấu nhưng làm được điều đó. Nhóm vệ
tinh Galaxy ở Mỹ thì dùng một cái yên ngựa để phân kỳ ngang chùm tín
hiệu, cho phép các LNB đặt xa nhau hơn mà ghép. Một nhóm vệ tinh như thế
tải được rất nhiều kênh và làm việc ổn định hơn.

Với việc ghép
138E APSTAR 5 (TELSTAR 18), Azimuth (magn.): 121.5° . Lệch 6,4 độ, cái
chảo kia có khoảng cách LNB 5,6 cm, khéo co cũng được. Thực tế bạn chỉ
cần buộc 2 LNB vào nhau với cái chảo 55 phân hàng Tầu khựa của bộ K49a
400k.

Với băng C, thì hiện nay đa số các vê tinh dùng LNB 5150
MHz, nrn khi các vệ tinh gần nhau quá thì nhét chúng vào nhau là xong,
siêu đơn giản.

Vấn đề nữa ở đây là, ghép băng C và băng Ku của
cùng một vệ tinh lên một chảo, chỉ có cách duy nhất là dùng LNB có cả C
và Ku. Bực mình là ở ta họ bán con ấy đắt gấp 4 lần môt cặp 2 con LNB C
và Ku và không có nhiều loại để chọn. Thât ra, cái C-Ku LNB ấy chỉ là
một cái Ku cắm đầu vào đít cái ống dẫn sóng (feed tube) của con C Band
LNB, có gì đâu.

Ghép LNB thủ công thế nào.

Bao
giờ cũng đặt một LNB lên cần LNB thông thường ở giữa chảo , bắt chảo cố
định vào môt vệ tinh, rồi mới ghép thêm. Nhiều LNB gộp vào DiSEqC. Theo nguyên tắc phản xạ, các góc lệch bị ngược.

Chảo
gia đình là loại chảo hội tụ lệch (offset feed), điều này để chùm đến
né cái cần LNB, do đo cần LNB và chính LNB làm được bằng các vật liệu rẻ
tiền. Trong khi đó, chảo hội tụ tâm axial feed cần vỏ LNB làm bằng vật
liệu máy bay tàng hình hấp thụ sóng (thật ra cái này đơn giản, là một
thứ sơn không đắt lắm phủ ngoài LNB).

Dù vệ tinh ở đâu, thì các
điểm hội tụ đều nằm trên mặt phẳng song song với mặt chảo (là mặt phẳng
tiếp xúc với đỉnh chảo) , đi qua miệng cái LNB giữa. Tất nhiên LNB luôn
hướng vào tâm chảo.

LNB càng lệch thì tín hiệu càng yếu. Với
chảo nhỏ dưới 70 phân, ghép mỗi bên 45 độ được góc 90 độ là quá tốt rồi.
Với một góc 90 độ như thế, thì cần 2 cái chảo 75cm là thu được tất cả
các vệ tinh Ku có sóng, nếu như các LNB bé vô cùng !!!.

Từ cách
tính trên, tính được ra khoảng cách miệng cái LNB ghép thêm và miệng LNB
chính giữa, ngắm sao cho nó hướng vào tâm chảo, vi chỉnh cho tín hiệu
khỏe rồi bắt chặt lại. LNB cắm thêm được gá vào các bộ phận tự chế như
dây nhôm dễ uốn, hay cái cần gập như đèn bàn.

Ví dụ, ta có thể
ghép Tháicom 5 với Asiasat5. Ở nóc Tháp Rùa, thì Tháicom5 có 3 góc E-A-S
là 50,5-237-50,1. Còn Asiasat5 là 64,6-196,4-13,6. Như thế, nếu lấy
ăng ten chĩa vào Asiassat5, thì Thaicom5 có độ lệch là
(-14,1)-(40,6)-(36,5). Từ độ lệch này tính ra góc LNB của "ảnh" Thaicom5
qua một cái gương chĩa vào Asiassat5, từ góc Tháicom5 cũ đến góc mới,
cả 3 hướng đều lấy hướng LNB Asiassat5 là đường phân giác. Trong ví dụ
này, tính như sau
Góc xoắn LNB (góc S) của LNB Thaicom5 ghép vào Asiassat5 là 13,6-(50,1-13,6)=-37,1 độ
Góc A tính từ tâm chảo đến LNB Thaicom5
cũng vây : 196,4-(237-196,4)=155,8 độ. Hay là góc A giữa LNB của
Asiassat5 và LNB của Thaicom5 là 237-196,4=40,6 độ. LNB Asiassat5 ở
hướng chính giữa, còn LNB Thaicom5 lêch sang đông (vêk tinh lệch sang
Tây).
Góc ngẩng cao E : LNB của Thaicom5 cao hơn Asiassat5 14,1 độ (góc nhìn về vệ tinh Tháicom5 cao hơn giá trị cũng như thế)




Danh sách các loại LNB
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 12:43 am

phần 5.

Danh sách các loại LNB


Thị trường bán lẻ chỉ dễ mua các LNB Ku 9750 10600 và 11300. Nhưng thực tế có nhiều loại LNB Ku hơn thế.

Examples of input frequency band, LNB local oscillator frequency and output frequency band are shown below.

Input frequency band from satellite waveguideInput band GHzLocal Oscillator (LO) frequencyOutput L band into cable.Comments
C band3.4-4.25.15950-1750inverted output spectrum
3.625-4.25.15950-1525"
4.5-4.85.75950-1250"
4.5-4.85.951150-1450"
Ku band10.7-11.79.75950-1950
10.95-11.710950-1700
10.95 - 12.1510950-2150Invacom SPV-50SM
11.45-11.9510.5950-1450
11.2-11.710.25950-1450
11.7-12.7510.75950-2000Invacom SPV-60SM
12.25-12.7511.3950-1450Invacom SPV-70SM
11.7-12.7510.61100-2150
Ka band19.2-19.718.25950-1450
19.7-20.218.75950-1450
20.2-20.719.25950-1450
20.7-21.219.75950-1450
All the above illustrate a simple LNB, with one LNA and one LO frequency.



Các LNB "phổ biến" universal LNB có 2 tần riêng cho ra 2 trung tần
cho mỗi TP tương thích rất rộng. Còn LNB tiêu chuẩn, standard LNB chỉ
có một trung tần cho mỗi TP.

chọn LNB


Để chọn LNB, cần tìm hiểu thông tin về kênh cần thu,vệ tinh cần thu.
rồi xem cái kênh đó trên TP nào, tần số TP ấy so với "Input band GHz"
trong này, nó nằm ở khoảng nào thì mua anh LNB có Local Oscillator (LO)
frequency tương ứng như vtv 4. Thông tin về vệ tinh đọc trong link này: [You must be registered and logged in to see this link.]
trong đó tìm được TP (bộ phát đáp ) cần thu, mỗi TP có một tần số cần
LNB thích hợp, chọn cái LNB nào thu được càng nhiều càng ít. Mà tra nhức
đầu thì ra hỏi ngay cô hàng chảo, nhìn cô xinh này miễn phí.

Băng
C và Ku dùng LNB riêng. Khi chọn LNB, lấy tần số cao nhất và thấp nhất
của dải đó trên vệ tinh, hiệu của 2 tần số này và LO của LNB cho ra
trung tần là dải tần số mang từ kim thu LNB qua cáp đến đầu thu (Output L
band into cable). Cái trung tần này phải nằm trong khoảng tiêu chuẩn
950-1950, với nhiều đầu thu lởm, đặc biệt là các đầu thu mà VTC+ hay K+
độc quyền bán như Opentel OSD 4000V thì cần phải nằm trong dải dễ thu
950-1450MHz.

Ví dụ chọn kim thu LNB cho Vinasat 1:


Ví dụ bộ phát đáp TP9 11549 H dùng kim thu LNB 10600 .

Vào trang [You must be registered and logged in to see this link.]
thấy được trong dải Ku, TP 11549 H có nhiều kênh FreeTV nhất, đó là
kênh VTV tiếng nói của đảng. Khi lắp ăng ten hướng vào Vinasat1 thì
thường setup đầu thu dùng cái TP này để đo sóng chỉnh ăng ten.

TP
11549 H có tần số 11549 MHz chữ H là góc phân cực horizon dùng để chỉnh
trong menu đầu thu. Nhắc lại là, ơn đảng và chính phủ, Vinasat1 nhà ta
chỉ có duy nhất phân cực H trong dải Ku. Có lẽ, từ trước đến nay và sau
này, không cái vệ tinh nào trên đời này hài hước đến thế, thật đúng là
thời đại của chó và lợn, giun và sán.


11549 MHz được so với bảng này (Input
frequency band from satellite waveguide), được tần số LNB (Local
Oscillator LO frequency) , cứ thế ra hỏi mua LNB từ 9599 đến 10599 MHz,
có ngay con 10600 hay bán. TP này phát FreeTV (TP 9),
nên để thu FreeTV bằng đầu thu 400k K49a thì chỉ cần cái kim thu này là
đủ. Ngoài ra, LNB của bộ X-Sat 10750 và một số LNB khác cũng dùng ược
nhưng khó mua.


bảng hiệu của tần số LO các loại LNB trừ đi 11549 trong excel.
LNB 10600 có hiệu tần số 11549-10600=949 MHz, nằm trong khoảng dễ thu
950 MHz đến 1450 MHz. Con 9750 cho ra 1799, đầu thu tiêu chuẩn thu được
vì vẫn nằm trong dải tiêu chuẩn 950-1950, nhưng cần nhắc lại là, cái đầu
K49a 200k vnđ thì thu được, nhưng đầu Opentel OSD 4000V độc quyền của
K+ thì không thu được. Ngoài thị trường bán lẻ dễ mua các LNB 9750,
10600, 11300, còn những con như 10500.... và linh tinh thường khó mua.
LNB975010000102501030010500106001075011300
"=11549-LNB"17991549129912491049949799249

Ví dụ với tất tần tật các Ku TP của Vinasat 1 132 độ kinh đông, dùng LNB 9750-10600 và tại sao nó bỏ 3TP.


Với tần số tối đa nhóm Ku là 11669 MHz, tối thiểu 10968 MHz, thì
con LNB 10600MHz 1 tần chưa thu được tuốt tuột các TP band Ku của
Vinasat1, hiệu 11669 -10600=1069 MHz thu được vì nằm trong khoảng
950-1450 (đầu lởm) và 950-1950 (đầu thu tiêu chuẩn), hiệu
10968-10600=368 MHz thấp không đầu nào thu được. Để thu tuốt tuột các TP
Ku của Vinassat 1 cần thỏa mãn: TP 1 10968 MHz chấp nhận các LNB từ
9018 đến 10018 MHz; TP 12 11669 MHz cần LNB có LO từ 9719 đến 10719; có
các con LNB 1 tần 9750, 10000 MHz. Con kim thu tiêu chuẩn standar LNB 1
tần có LO 9750MHz khi thu Vinasat1 cho ra các trung tần 1218MHz-1919MHz
(Output L band into cable),
nằm trong khoảng đầu thu tiêu chuẩn 950MHz-1950MHz. Đầu thu tiêu chuẩn
như con DSTV ABS 8975 thu vệ tinh Thái Lan thì thu được sóng này, nhưng
nó không giải mã được tín hiệu Vinasat1, đó là do viaccess của Vinasat1
cấm các đầu thu có serial không được phép giải mã sóng.

Tuy vậy,
đầu thu của VTC+ và K+ là loại đầu thu được thửa dùng riêng cho kiểu mã
hóa của Vinasat, độc quyền bán đầu đắt, nhưng chất lượng cái cao tần
(hộp thu sóng trong đầu) thì thậm chí không bằng con K49a rẻ tiền, phải
cung cho nó trung tần loại dành riêng cho hàng lởm 950 MHz-1450 MHz.
Chính vì thế, nên không dùng kim thu tiêu chuẩn standar LNB 1 tần, mà
dùng kim thu phổ thông universal LNB 2 tần 9750-10600. Khi đó, có bảng
các trung tần sau. Trong đó các trung tần (Output L band into cable) in chữ đỏ là không thu được, có màu xanh là dải dễ thu, các TP 1517, 11523, 11531
thì tín hiệu yếu. Giải quyết thế nèo nhể ? àm chúng bỏ trống, mấy cái
TP ấy tính ra giá đến 50 chục triệu USD, hoan hô bọn khốn nạn giỏi ghê.
.
TP/LNB11300106009750
10968-3323681218
11008-2924081258
11048-2524481298
11090-2104901340
11116-1845161366
115172179171767
115232239231773
115312319311781
115492499491799
115892899891839
1162932910291879
1166936910691919

Có thể dùng bảng excel để xem xét tất cả các
loại LNB Ku và tất cả các TP Ku của Vinasat1. Không một kim thu tiêu
chuẩn 1 tần số standard LNB nào hợp với nó khi dùng đầu thu có dải trung
tần yếu, con kim thu phổ biến universal LNB 2 tần 9750-10600 thường
dùng cho nó thì bỏ 3 TP. Với một đầu thu tiêu chuẩn như con ABS-8976
thường thấy ở ta để thu vệ tinh Thái Lan, tì có thể dùng các kim thu
9750 và 10000, dải tần từ LNB đến đầu thu tiêu chuẩn là 950-1950. Nhưng
đầu thu Opentel mà K+ dùng để độc quyền bán đầu thu lại không tiêu
chuẩn, chỉ thu được dải 950-1450.

Cần nhắc lại là, không có cái
gì lợn như Vinasat1, cùng chỗ nó là con JCSAT 5A của Nhật Bẩn dùng kim
thu 11300, và cái con lợn Vinasat1 có lẽ là quả độc đáo nhất trong hiện
tại quá khứ và tương lai , chỉ dùng một phân cực H.

TP/LNB975010000102501030010500106001075011300
109681218968718668468368218-332
1100812581008758708508408258-292
1104812981048798748548448298-252
1109013401090840790590490340-210
1111613661116866816616516366-184
1151717671517126712171017917767217
1152317731523127312231023923773223
1153117811531128112311031931781231
1154917991549129912491049949799249
1158918391589133912891089989839289
11629187916291379132911291029879329
11669191916691419136911691069919369
.


Dùng các con "LNB phổ biến" 2 tần thì có vẻ thu kém hơn với vệ tinh
ở xa, chảo nhỏ và có thể có đầu giải mã không thích. Gospell của mình
trên kia có ghi 2 tần Freq 9.75 GHz 10.60 GHz, thu được toàn bộ các Ku
của Vinasat 1 132 kinh đông. Tốt nhất để đảm bảo không sai thì cho các
TP của vệ tinh và 2 tần của LNB vào ích xeo MS Office Excel mà soi cho
chắc, mình chưa gặp nhưng có thể có thằng thiết kế vệ tinh nào nó viết
nhầm code, 2 trung tần của 2 TP khác nhau có thể lại trùng nhau thì sao.

Tại sao Vinasat1 không dùng LNB 11300 mà phải vứt TP đi như thế và chỉ có 72 kênh truyền hình ?
Nếu so Vinasat1 và Tháicom5,
các vệ tinh của Indonesia, Malaysia... thì tệ quá. Bạn có 40-50 kênh
truyền hình FreeTV, trong khi đó ở ta còn không thu được Thaicom4. À,
khổ, LNB 11300 được dùng cho con JCSAT 5A at 132.0°E. Chúng ở cùng vị trí và điều này còn nhiều bí ẩn.

Chúng
ta chỉ biết rằng, ném đi 3 TP không phải là một nhược điểm kỹ thuật dễ
thấy của Vinasat1. Nếu như bạn lắp ăng ten, bạn sẽ thấy, khi vặn LNB,
thì vệ tinh Thaicom5, Asiasat5 chỉ cần lệch một chút LNB là tín hiệu
thay đổi mạnh, còn Vinasat thì không. Điều đó có nghĩa là, độ phân cực
không sạch (và Ku của nó chỉ dùng phân cực H),
và như thế các mặt chất lượng khác của tín hiệu cũng không sạch. Chính
vì thế, nó không mang được nhiều kênh truyền hình và chúng ta mua vệ
tinh thì xem bóng đá đắt hơn.

Ưu điểm của Vinasat1 là cường độ
sóng mạnh. Dễ hiểu, ít kênh truyền hình và vung phủ sóng hẹp. Tất nhiên,
với giá trị cái bộ thu + 6 t vnđ và S68 1 t vnđ, thì việc đổi cái chảo
55 phân thành 75 phân để có tín hiệu mạnh hơn với giá các 100k không
thành vấn đề. Béo nhất là anh tầu khựa, từ hồi có Vinasat1, anh bán ồ ạt
cái chảo siêu rẻ 55 phân dành riêng cho Vinasat1 sóng khỏe.


LNB cho C band của Vinasat1


[You must be registered and logged in to see this link.]
- LNB C band: tần số dao động nội 5150 MHz (dải tần 3,4-4,2 GHz)

- Frequency: 3412.75 MHz


- Symbol rate: 9766 Ksym/s


- Porlarization (Phân cực): V (Vertical 13V – Đứng)


- FEC: ¾ (thường để Auto)


C band
có bước sóng dài hơn Ku, thường là 10cm, kim thu LNB không thể làm mặt
thu quá nhỏ, phải tương ứng với bước sóng, phảu có kim thu to. Điều này
dẫn đến việc chảo hội tụ khó "nén" mật độ công suất sóng trên mặt kim
thu, và để đủ mật độ công suất thì chảo phải to. Hiện nay, các kim thu C
band mới đã thu nhỏ gọn đi nhiều, nhưng chảo vẫn phải 1,8 mét đổ lên.

Điều
này, tức chảo to, dẫn đến một hệ quả là, chảo to thì dễ thu sóng yếu.
XC band hiện nay được dùng để phát các chương trình phủ sóng rộng như
các chương trình FreeTV của chính phủ. Vớei một bộăng ten C band, thì
Vinasat1 phủ sóng Đông Nam Á và Úc, Hawaii, phần lớn lãnh thổ châu Á. Với một cái đầu thu FreeTV giải mã được Mpeg4 như S68, thì thu được hầu hết các kênh này. Danh sách các kênh lại xem ở đây [You must be registered and logged in to see this link.]

.So 3 LNB C band 5150, 5750 và 5950.
May quá, đay là các kênh FreeTV nên K+ mvi na sát nhân không độc quyền
bán đầu, dải tần trong cáp từ LNB đến đầu thu (Output L band into cable)
nằm ngoài khoảng các đầu thu lởm mà VTC+ và K+ đặt hàng, đây là dải các
đầu thu tiêu chuẩn.
TPphân cực515057505950
chú thích
3413v173723372537
VTV 1/2/3/4/5/6
3433v171723172517
HTV
3491h165922592459
FTV (Taiwan)
3516h163422342434
không dùng
3538v161222122412
không dùng
3558v159221922392
VOV TV
.
.
[b]Ku và C cho vệ tinh Nga Express AM3 at 140.0°E, so sánh với Vinasat1.[/b]

C band thì hầu hết vệ tinh đều dùng LNB có LO 5150 MHz, AM3 cũng vậy, nhưng đặc biệt của vệ tinh này là Ku phủ sóng rất rộng.

Dải
Ku của AM3 rất giống Vinasat1. Về nguyên tắc, Vinasat1 độc quyền bán
đầu thu, mà cái loại đầu thu nó bán lại ở dải lởm, nên phải bỏ đi 3 TP,
và đương nhiên là đầu thu K+ luôn đắt gấp 6-10 lần giá các đầu tương tự
ngoài thị trường. Ví dụ bộ HD của K+ giá 4-6 t vnđ, còn S-68 HD chỉ
thiếu cái khe cắm thẻ nhưng 600k. Vấn đề ở đây nói đến là , các đầu thu
bóp cổ ấy dùng dải lởm 950-1450MHz.

Người
Nga thì không độc quyền bán đầu, mặc dù dải tần của họ cũng lạc hậu như
vậy, nên không bỏ đi đâu TP nào. Tai sao Nga chon dải này cho AM3 ?
chúng ta có thể thấy vùng phủ sóng Ku của vệ tinh này khủng thế nào, điều này ngược hoàn toàn với Vinasat1. Ở miền Bắc thì có thể thu Ku của vệ tinh này nhưng cần ăng ten to một chút,
ít nhất là cái 75 phân nếu như là loại ăng ten tốt, không cong vênh
(mắt người không thể nhìn thấy cong vênh của chảo parabol). Còn chảo Tầu
và các loại K+ đặt từ Tầu thì mình không chắc. Vệ tinh này cũng dùng
universal LNB 9705-10600 như Vinasat1, nhưng nó không độc quyền đầu thu.
Cần nhắc lai là, đầu thu kể cả loại rẻ tiền và đã quá cũ (199x) của
Thái Lan ABS-8976 vẫn đủ dải thu tiêu chuẩn 950-1950 MHz. Thậm chí con
k49A siêu rẻ cũng đa phần đạt tiêu chuẩn đó.

Đây là bảng của vệ
tinh Nga AM3 Rõ ràng, nó là universal LNB 2 tần 9750-10750 như x-Sat
410 cũ, hoăc con như Vinasat1 9750-10600 (các LNB dễ kiếm). Cả 2 LNB đều
găp vấn đề với TP 11471, L band trung tần của nó là 1721-871-721, ngoài
khoảng dễ thu 950-1450. Nhưng mà, cái chính là người Nga không cấm các
đầu thu tiêu chuẩn 950-1950 MHz. Trong bảng, màu xanh là thu thuận lơi cả bằng đầu lởm trong khoảng dễ thu 950-1450, vàng là phải dùng đầu tiêu chuẩn 950-10950, còn đỏ là không thu được.
.

975010000102501030010500106001075011300
109811231981731681481381231-319
109971247997747697497397247-303
1102112711021771721521421271-279
1106413141064814764564464314-236
1108213321082832782582482332-218
1110413541104854804604504354-196
114711721147112211171971871721171
11665191516651415136511651065915365
Có thể dễ dàng thấy cái thối của đầu Vinasat1 độc
quyền bán khi so với k49A ở đây, ở HN, k49A thu TP 11471 ngon lành (sóng
hơi yếu, cần ăng ten to môt chút, ăng ten 55 phần Tầu Kựa không chơi
được). Có cần nhắc lại k49A là đồ siêu rẻ 240k vnđ bán ở HN và SG.
.


Được sửa bởi bangtrinh07 ngày 2012-05-28, 1:13 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 12:47 am

phần 6.


Ku Thaicom5 mua con kim thu LNB có tần số LO là 11300 MHz.

Vệ tinh Thaicom5 dùng dải Ku có tần số thấp nhất 12272 MHz, cao nhất
12745 MHz. Nếu dùng kim thu LNB 11300MHz thì có các trung tần 972MHz đến
1445 MHz, trong khoảng dễ thu. Không những thế, đầu DSTV ABS 8975 thu
vệ tinh Thái Lan trong thực tế thu dải cao 1950MHz rất tốt. Tiên sư bọn
Thạc Sỉn.


Đây là cái tệp excel để chọn LNB, số 12272 ở ô A3. Gõ ô B3 là
"=$A3-B$2" rồi copy ra. Dễ thấy cái 11300 hợp thế nào, toàn bộ các TP Ku
của nó cho ra hiệu TP-11300 nằm trong khoảng dễ thu 950MHz đến 1450
MHz. Các kim thu tiêu chuẩn, LNB 1 tần standard LNB bao giờ cũng ít
nhiễu và thu tốt hơn đám 2 tần, kim thu phổ biến universal LNB.

Mình quên mất,copy từ trong cti ra cả
2 TP dùng chung một tần nhưng phân cực khác nhau, để lại vậy. Ví dụ, có
2 TP 12272 là 12272V và 12272H, đầy là cùng một sóng mang nhưng phân
cực vuông góc với nhau đã nói trên mục phân cực và góc xoắn LNB,
Vinasat1 nhà ta nhờ ơn đảng và chính phủ nên Ku chỉ phân cực H. 2 TP
chung tần 12272MHz này của bạn đều mang FreeTV, mỗi cái có 19 kênh, cả
hai mang được 37 kênh FreeTV trên cùng một tần số. Về C band, bạn phát
80 tần số, Vinasat1 là 6, C band chủ yếu được dùng để phủ sóng rộng, do
ăng ten phải to nên mật độ năng lượng sóng không cần mạnh phù hợp với
vùng phủ sóng rộng, các chính phủ thường dùng băng này để phát kênh
chính phủ. Về Ku, Thaicom5 mang được hơn 100 kênh trong đó cơ 40 kênh
FreeTV, Vinasat1 là 72 kênh trong đó có 20 kênh FreeTV, mà TV nhà nghèo
chỉ thu được 8 kênh FreeTV. Chúng ta dễ thấy, hệ thống giáo dục bên Thái
Lan dùng TV như thế nào, cô giáo dạy các lớp xuốt ngày, trẻ con ở vùng
sâu vùng xa chỉ cần được bố mẹ anh chị quan tâm một chút theo cô giáo TV
là ổn. Cũng cần nhắc lại là, Thaicom 5 là thế hệ vệ tinh mới, nhẹ bằng
2/3 Vinasat1 (1,6 tấn so với 2,7 tấn), Thaicom 5 rẻ bằng non nửa
Vinasat1.


.bảng LNB Ku cho Thaicom5









TP/LNB11300106009750100001025010300105001060010750
12272H97216722522227220221972177216721522
12272V97216722522227220221972177216721522
12313H101317132563231320632013181317131563
12313V101317132563231320632013181317131563
12355H105517552605235521052055185517551605
12355V105517552605235521052055185517551605
12396H109617962646239621462096189617961646
12438H113818382688243821882138193818381688
12479H117918792729247922292179197918791729
12521H122119212771252122712221202119211771
12562H126219622812256223122262206219621812
12604H130420042854260423542304210420041854
12657H135720572907265724072357215720571907
12720H142021202970272024702420222021201970
12745H144521452995274524952445224521451995

Bảng chọn LNB C band cho Thaicom5 và Asiasat5


Tháicom5
phát 80 TP C band, với hàng trăm chương trình và chủ yếu là FreeTV. Đài
phát chủ yếu là DVB-S nên các đầu thu rẻ tiền nhất như K49a thu tốt.
Với các đầu thu HD như S68 thì giải mã được Mpeg4 và HD.
ở đây chỉ lấy ví dụ 2tp cao nhất và thấp nhất band c của thaicom và so với kiểu lnb của thaicom, ra con 5150 như Vinasat. Chữ xanh là chạy được.


TPphân cực515057505950
3408v174223422542
4170v98015801780
Tương tự, con Asiasat5 cũng dùng LNB 5150 cho C band và như thế là ở ta chỉ bán loại LNB này, giá 150k.

.


Danh sách các LNB cho các vệ tinh

Thông thường, các vệ tinh được thiết kế để ăng ten chỉ cần một LNB
là thu được dải C hay Ku, mình ví dụ về LNB và TP dễ thu dùng để dò vị
trí ăng ten. Trên thị trường dễ mua lẻ bọn Ku 9750, 10600, 9750-10600,
11300, so bọn này với Ku cao nhất thấp nhất để xem vệ tinh có ưng không,
nếu có trung tần nằm trong dải 950-1450 thì quá tuyệt, đầu K+ lởm cũng
dùng được. Có đầu tốt như đầu ABS Thái Lan thì 950-1950 cũng được.
Như thế, để chọn LNB chỉ cần vào [You must be registered and logged in to see this link.] là được. Ở đây có một số cái trên ăng ten của mình.


Hình ảnh



Universal Single LNB Ku. LNB thông dụng 1 đầu thu.

Single
LNB là loại LNB chỉ có một phân cực làm việc ở một thời điểm. Dual LNB
là LNB có 2 phân cực làm việc cùng một lúc, cho ra 2 dây cáp.


mổ xẻ lnb!!!!! 634px-Astra_lnb


C band LNB LO=5150MHz

Input Frequency:
3.4-4.2GHz
Output Frequency:
950-1750MHz
Noise Figure:
13K
Gain:
70dB
Polarity:
4 (Hor/Ver/LC/RC)
mổ xẻ lnb!!!!! ESX241-BOX%20copy
Cách bắt C band LNB vào chảo


mổ xẻ lnb!!!!! 241-4


Được sửa bởi bangtrinh07 ngày 2012-05-28, 12:55 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 12:47 am

phần 7
LNB có cả hai C-Ku băng, có 2 cáp ra cho 1 LNB và đương nhiên cái LNB này cần môt DiSEqC





DMX741 CKU LNBF
Ku BandC Band
Input Frequency:11.7-12.2GHz3.4-4.2GHz
Output Frequency:950-1450MHz950-1750MHz
Gain:70dB70dB
Switch Type:
22KHz
Switch

Toàn cảnh

mổ xẻ lnb!!!!! DMX741%20copy

Bỏ cái vòng miệng


mổ xẻ lnb!!!!! DMX7412vòng miệng


mổ xẻ lnb!!!!! DMX7411

Bên trong một cái Ku ngày nay có hai kim thu trước sau

Ngày
nay, LNB Ku có miệng phễu hội tụ feed horn khoảng 4 phân, ống dẫn sóng 2
phân, 2 kim thu đặt trước sau cách khoảng 1/2 bước sóng, thanh phản xạ
phân cực trước đặt giữa chúng. Mạch điện đặt trong hộp kim loại chống
nhiễu. Toàn bộ LNB có vỏ bằng nhôm đúc áp lực, ngoài cùng bọc nhựa,
miệng phễu đật bằng nắp nhựa dán keo silicon chống ngấm nước.
Khi
lắp miêng điện môi để thu phân cực RL thì hiệu quả rất kém. Một là ống
dẫn sóng ngắn nên chỉ có thể sử dụng kim thu trước (H), nếu 1 lần phản
xạ, thì đặt miếng điện môi trước kim thu H 45 độ sẽ thu R, sau thu L.
Nếu thu cả R lẫn L thì thường phải 2 LNB, nếu không phải là sóng cực kỳ
khoẻ.

Phễu hội tụ feed horn



mổ xẻ lnb!!!!! Pict0165


Nhìn từ miệng vào, kim thu đứng đặt trước, đến thanh phản xạ đứng và sau cùng là kim thu ngang

Các ống dẫn sóng của Gospel hình hơi vuông để giảm nhiễu từ V sang H , chứ không tròn thế này


mổ xẻ lnb!!!!! Pict0164

Sơ đồ bổ dọc



mổ xẻ lnb!!!!! Lnb_sketch1


Hình và kích thước miếng điện môi chuyển Ku HV sang RL hai đầu đuôi nheo


Hôm
trước đã thử làm miếng điện môi để thu Chinasat-9 nhưng hiệu quả quá
tồi mặc dùng mình đã thủe các độ dầy và dài. Lúc đó mình vẫn dùng hình
chữ nhật. Trên mạng có một bạn gợi ý hình này, để lúc nào thử xem. Vấn
đề là, các LNB Ku của ta không giống sách mà nó có 2 kim thu trước sau
như trên, nên việc hoán cải khá khoai.
[You must be registered and logged in to see this link.]
The dimensions for 4.3mm thick PMMA are A=16mm, B=11mm, C=19mm

LNB Gospel bán ở ta có cái ống dẫn sóng hơi vuông chút nên cái C chắc phải to ra 22 mm.

mổ xẻ lnb!!!!! Eme06sl7
Hình và kích thước miếng điện môi chuyển Ku HV sang RL thoi




mổ xẻ lnb!!!!! DE15Một số miếng điện môi thu phân cực quay RL của băng tần C


[You must be registered and logged in to see this link.]

Một cái LNB có 2 băng C và Ku, con Ku đút đầu vào đít con C



mổ xẻ lnb!!!!! DE2

Nhiều miếng điện môi hình thang cho băng C


mổ xẻ lnb!!!!! DE6

mổ xẻ lnb!!!!! DE1


mổ xẻ lnb!!!!! DE7

Nhiều miếng điện môi chữ nhật cho băng C và Ku



mổ xẻ lnb!!!!! 1-2


mổ xẻ lnb!!!!! DE12



Hốc hội tụ-cộng hưởng



Cái hốc cộng hưởng của truyền hình vê tinh thời đồ đá,
ống tản nhiêt bên dưới chứa LNB được nuôi bằng đèn điện tử
mổ xẻ lnb!!!!! 772px-Hughes_Direcway_LNB


Hốc
hội tụ ngày nay, mặt cộng hưởng bên trong, 2 kim thu 2 cực (đây là kim
thu đúng nghĩa chứ không phải tiêng Chợ Trời kim thu dùng chỉ cả cục
LNB








mổ xẻ lnb!!!!! SJ-20180


mổ xẻ lnb!!!!! JXTXLB-SJ-180400







mổ xẻ lnb!!!!! Javascript:void(0);
Cái hốc thường dùng cho thu phát vi ba, thu phát mỗi kênh 1 phân cực.



mổ xẻ lnb!!!!! 800px-DualPolarityAntennaFeedHorn

Ví dụ về phân cực, Dual LNB mỗi phân cực có một đầu cáp ra riêng

Các
LNB hiên nay đều thu được cả hai phân cực bằng lệnh từ đầu thu, không
như những LNB nguyên thủy chỉ thu được 1 phân cực, khi chọn phân cực thì
có motor quay. Cái ảnh này là nguyên lý giông như sau nguyên thủy một
tí, 2 kim thu, mỗi kim thu một phân cực, được sử lý bằng hai mạch riêng
và cho ra hai đầu cáp riêng. Mỗi đầu cáp ấy sẽ cắm vào môt cổng LNB của
đầu thu, như con Vortech Nam Hàn ký hiệu là LNBA và LNBB. Đương nhiên là
cái đuôi hốc hội tụ sẽ chĩa vào kim này. Những LNB kiểu này điều khiển
chọn phân cực rất đơn giản, tức là cấp nguồn cho đuôi nào thì có phân
cực ấy. Cái hộp ở giữa là mạch LO, tần số riêng.

Các LNB hiện nay
điều khiển chọn kim thu phân cực qua tín hiệu cáp và chỉ dùng 1 cáp.
Đương nhiên dễ hình dung là, khi chọn nhầm phân cực TP thì phải lộn LNB
chổng đuôi lên trời. Người ta đổi điện áp nuôi LNB 13 volt thành 18 volt
để đổi phân cực. Vì điều này mà ngày nay người ta làm lại kiểu AB này,
cái LNB này gọi là dual lnb, mỗi đầu của combiner sẽ cắm vào một trong 2
phân cực này, ngoài ra, có một điện áp cố định để dự tính cắm vào 2 con
single và điều khiển mỗi con ở một phân cực cố định.

Nhờ vậy, một dual lnb hoặc 1 cặp single lnb chó thể được gộp, chia, điều phối cho nhiều máy thu.


Ảnh to

mổ xẻ lnb!!!!! 220px-LNB_dissassembled


Hình ảnh miếng teflon đổi phân cực xoắn RL thành phân cực thẳng HV, quay với kim thu 45 độ, trong ảnh là LNB băng C



mổ xẻ lnb!!!!! Thum_2795244dc0b49548945



còn Ku dưới này thì không Single, bộ LNB




mổ xẻ lnb!!!!! 5lnb_bracket_b2






mổ xẻ lnb!!!!! 666px-Monoblock_lnb


Quả LNB có 8 đầu ra


mổ xẻ lnb!!!!! 629px-Octo_lnb
Về Đầu Trang Go down
amiko
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
amiko

Tên Thật : nguyễn thịnh
Tổng số bài gửi : 122
Ngày gia nhập : 21/03/2012
Tuổi : 46
Đang sống tại : Hải Phòng
Làm việc tại : hai phong
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 5:39 am

nếu mình nhớ không nhầm tài liệu này là của một ông.khi đăng ký vào diễn đàn viết bài thì rất dài các bác trên diễn đàn gọi ông này là giáo sư về thuyết trình vệ tinh,sau đó ổng lập wepsite riêng đọc bài của ổng hay có từ cám lợn,và còn nhiều từ nữa.mà dài quá hoa hết cả mắt.
Về Đầu Trang Go down
chuli
Thành viên chính thức
Thành viên chính thức
chuli

Tổng số bài gửi : 46
Ngày gia nhập : 24/12/2010

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 6:26 pm

cám ơn bài viết về LNB đọc xong mở mang đầu óc .tôi đã phá hủy 04 LNB các loại để tìm hiêu .nhưng kiến thức cơ bản không có thành ra cuối cùng chỉ là thăng phá hoại
Về Đầu Trang Go down
pettomax
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
pettomax

Tên Thật : Nghi
Tổng số bài gửi : 72
Ngày gia nhập : 31/07/2010
Tuổi : 41
Làm việc tại : Di Linh-Lâm đồng
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 6:31 pm

đọc xong bài này hoa hết mắt và nhức hết đầu luôn....
Về Đầu Trang Go down
nongthanh_dx
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
nongthanh_dx

Tên Thật : Nông Văn Thành
Tổng số bài gửi : 364
Ngày gia nhập : 06/01/2011
Tuổi : 44
Đang sống tại : Bắc Kạn
Làm việc tại : Bắc Kạn
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 8:59 pm

pettomax đã viết:
đọc xong bài này hoa hết mắt và nhức hết đầu luôn....

Em thì chỉ nhớ được đây là topic LNB,trình độ em không thể nhớ nổi, bài không phải là rất dài mà là rất rất dài, thank chủ thớt đã chia sẻ. Shocked Shocked
Về Đầu Trang Go down
http://violet.vn/thanhtuyen1980
lephuong_qb
Thành viên nhiệt huyết
Thành viên nhiệt huyết
lephuong_qb

Tên Thật : LTH
Tổng số bài gửi : 824
Ngày gia nhập : 28/04/2011
Tuổi : 35
Đang sống tại : Quảng Bình
Làm việc tại : Hoàn Lão-Quảng Bình
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-28, 10:12 pm

Hay đó nhưng đọc xong hoa hết cả mắt luôn.
Về Đầu Trang Go down
https://facebook.com/phuong.levan.503
nguyengiangnb
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
nguyengiangnb

Tên Thật : nguyễn giang
Tổng số bài gửi : 324
Ngày gia nhập : 11/03/2012
Đang sống tại : Ninh Bình
Làm việc tại : Ninh Bình
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-05-29, 10:33 am

Chịu! Không hiểu được gì nhiều, chỉ biết bài viết chê bai Vinasat nhà mình
Về Đầu Trang Go down
Dan_ngheo
Thành viên chính thức
Thành viên chính thức
Dan_ngheo

Tên Thật : nguyen dai luc
Tổng số bài gửi : 19
Ngày gia nhập : 22/08/2012
Tuổi : 46
Làm việc tại : Đồng Tháp
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-09-12, 8:20 pm

Ô.Ô...Bài viết bangtrinh07 thật là hay,đối với mình là vàng đấy.Mình đọc bài viết xong mình nghĩ mình chỉ là người lắp đặt chảo,chứ có biết gì về chảo đâu.Cám ơn bác nhiều lắm...!
Về Đầu Trang Go down
pamfht
Thành viên mới
Thành viên mới
pamfht

Tên Thật : Hoang Anh
Tổng số bài gửi : 1
Ngày gia nhập : 30/07/2011

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-10-11, 2:51 pm

Rất cám ơn, bài viết rất công phu. Làm ơn giải thích cho mình:
- Mình thấy LBand thường trong khoảng 950 - 2150
- Trường hợp LNB có 2 tần số làm việc cùng lúc sẽ đưa tín hiệu xuống cáp làm sao
- Mình không hiểu: Khả năng tải tối đa của sóng mang tức băng thông tối đa = 1/10 dao động mỗi giây.
Về Đầu Trang Go down
duong2000
Thành viên mới
Thành viên mới
duong2000

Tên Thật : Duong Đàm
Tổng số bài gửi : 2
Ngày gia nhập : 31/10/2012
Tuổi : 57
Làm việc tại : Angola
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-01, 12:28 pm

Một bài viết khá dài dòng, có nhiều đoạn khá cay cú nhưng mà nó là bài viết rất tuyệt vời. Tác giả là người có kiến thức chuyên môn sâu sắc. Cám ơn và cám ơn nhiều.
Về Đầu Trang Go down
ptt
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
ptt

Tên Thật : Nguyễn Anh Tuấn
Tổng số bài gửi : 385
Ngày gia nhập : 17/02/2011
Tuổi : 51
Đang sống tại : Hồ Chí Minh
Làm việc tại : Công Ty Tuấn Tú PTT
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-01, 12:42 pm

thời điểm này vinasat phát đồng thời cả 2 phân cực v và h.vậy là khi chia 1 chảo 2 đầu thu sẽ cần thêm thiết bị để xem độc lập đủ các kênh.và đây là thời điểm bộ trộn 13-18v phát huy tác dụng.
Về Đầu Trang Go down
hongson2828
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
avatar

Tên Thật : mai thanh son
Tổng số bài gửi : 164
Ngày gia nhập : 17/08/2011
Đang sống tại : Thanh Hóa
Làm việc tại : từ thức gặp tiên
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-01, 12:59 pm

em cũng đọc cái này rồi bác nào muốn tìm hiểu thêm thì vào đây [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
nghiệp dư
Moderators
Moderators
nghiệp dư

Tên Thật : Trần Thanh Long
Tổng số bài gửi : 1078
Ngày gia nhập : 30/05/2011
Tuổi : 55
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : VTV-VTC-AVG
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-01, 1:35 pm

ptt đã viết:
thời điểm này vinasat phát đồng thời cả 2 phân cực v và h.vậy là khi chia 1 chảo 2 đầu thu sẽ cần thêm thiết bị để xem độc lập đủ các kênh.và đây là thời điểm bộ trộn 13-18v phát huy tác dụng.
Anh Tuấn xem lại chứ trong trường hợp này(VN1,VN2 trùng tiêu cự). Bộ trộn 13-18 chỉ dùng cho 02(hai) chảo thu 02 phân cực. 01(một) chảo thu thì chỉ LNB 02 kim- 02 cổng OUT mới giải quyết được vấn đề.
Về Đầu Trang Go down
Đôrêmi
Super Moderators cấp 1
Super Moderators cấp 1
Đôrêmi

Tên Thật : Lê Tuấn Hùng
Tổng số bài gửi : 1528
Ngày gia nhập : 13/07/2010
Tuổi : 45
Đang sống tại : Hải Dương
Làm việc tại : Hải Dương
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-01, 7:31 pm

nghiệp dư đã viết:
ptt đã viết:
thời điểm này vinasat phát đồng thời cả 2 phân cực v và h.vậy là khi chia 1 chảo 2 đầu thu sẽ cần thêm thiết bị để xem độc lập đủ các kênh.và đây là thời điểm bộ trộn 13-18v phát huy tác dụng.
Anh Tuấn xem lại chứ trong trường hợp này(VN1,VN2 trùng tiêu cự). Bộ trộn 13-18 chỉ dùng cho 02(hai) chảo thu 02 phân cực. 01(một) chảo thu thì chỉ LNB 02 kim- 02 cổng OUT mới giải quyết được vấn đề.

Dùng cái này thì không ổn bác Tuấn à, chắc bác phải ghép 2LNB trên 1 chảo
mổ xẻ lnb!!!!! AEU5ndD3g

Về Đầu Trang Go down
thanhmeo57
Thành viên viết bài nhiều nhất
Thành viên viết bài nhiều nhất
thanhmeo57

Tên Thật : Nguyễn văn Thành
Tổng số bài gửi : 2538
Ngày gia nhập : 02/10/2011
Tuổi : 48
Đang sống tại : Hồ Chí Minh
Làm việc tại : TPHCM
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-01, 7:57 pm

ptt đã viết:
thời điểm này vinasat phát đồng thời cả 2 phân cực v và h.vậy là khi chia 1 chảo 2 đầu thu sẽ cần thêm thiết bị để xem độc lập đủ các kênh.và đây là thời điểm bộ trộn 13-18v phát huy tác dụng.

Cái vấn đề này( 1 chảo cho 2 đầu thu hiện giờ) chỉ có 1 cách duy nhất là dùng LNB 2 cổng ra thôi,không còn cách nào khác nhé.Không có LNB 2 out thì phải lắp thêm chảo cho mỗi đầu 1 chảo thôi.Bác ptt có nhầm lẫn gì chăng?Hiện tại các ae ở miền trung đã có hàng LNB 2 out rồi ,loại thừơng như gospell,giá trên dưới 300k.
Về Đầu Trang Go down
nghiệp dư
Moderators
Moderators
nghiệp dư

Tên Thật : Trần Thanh Long
Tổng số bài gửi : 1078
Ngày gia nhập : 30/05/2011
Tuổi : 55
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : VTV-VTC-AVG
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-01, 8:57 pm

Đôrêmi đã viết:
nghiệp dư đã viết:

Anh Tuấn xem lại chứ trong trường hợp này(VN1,VN2 trùng tiêu cự). Bộ trộn 13-18 chỉ dùng cho 02(hai) chảo thu 02 phân cực. 01(một) chảo thu thì chỉ LNB 02 kim- 02 cổng OUT mới giải quyết được vấn đề.

Dùng cái này thì không ổn bác Tuấn à, chắc bác phải ghép 2LNB trên 1 chảo
mổ xẻ lnb!!!!! AEU5ndD3g

Nói như Anh Mí thì lại vướng cái tiêu cự(xung-đột) !!!
Về Đầu Trang Go down
IchigO
Thành viên Đồng
Thành viên Đồng
IchigO

Tên Thật : Sagittarius
Tổng số bài gửi : 863
Ngày gia nhập : 11/09/2011
Tuổi : 42
Đang sống tại : Bà Rịa - Vũng Tàu
Làm việc tại : BRVT
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-02, 7:33 am

Cái trộn V-H chỉ dùng trong trường hợp LNB có 2 cổng V, H riêng biệt
mổ xẻ lnb!!!!! Parabola_6
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/vy.lengoc
1100
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
1100

Tên Thật : 1100
Tổng số bài gửi : 182
Ngày gia nhập : 31/10/2012
Tuổi : 42
Đang sống tại : Quảng Ninh
Làm việc tại : Hoành Bồ, Quảng Ninh
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-02, 2:24 pm

Đọc bài của bác thì thấy các vị lãnh đạo nhà mình đầu óc kém quá !


Được sửa bởi 1100 ngày 2012-11-02, 4:36 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
not nhac
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
not nhac

Tên Thật : Nguyễn Trường Hải
Tổng số bài gửi : 237
Ngày gia nhập : 30/06/2012
Tuổi : 51
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đồng Nai
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime2012-11-02, 2:38 pm

1100 đã viết:
Đọc bài của bác thì thấy các vị lãnh đạo VN mình đầu óc kém quá !
Biết rằng Bác nói vui , nhưng mới đọc vào thì đụng chạm đến chính trị đó !
Bác nên vào mục sửa , sửa lại bài viết của mình nha !
cám ơn bác cộng tác .
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




mổ xẻ lnb!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

mổ xẻ lnb!!!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Công Nghệ DVB :: Tài Liệu Kỹ Thuật-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất