Vệ tinh viễn thông của Nga bị phá hủy do thất bại khi khởi độngMọi nỗ lực của Nga khi phóng vệ tinh viễn thông với thiết kế tiên tiến đã kết thúc sau khi tên lửa đẩy của thiết bị này không đạt được quỹ đạo và rơi chỉ sau một thời gian ngắn.Được phóng từ Baikonur Cosmodrome Kazakhastan vào hôm thứ 6, tên lửa đẩy Proton-M mang vệ tinh đã gặp phải “tình trạng khẩn cấp” khiến tên lửa rời khỏi quỹ đạo chỉ định, Roscosmos – cơ quan không gian của Liên bang Nga báo cáo.
Tên lửa Proton-M mang theo một vệ tinh viễn thông đã bị rơi sau khi đã xuất phát được 9 phút, khi tên lửa đang ở giai đoạn thứ 3 với độ cao 94 dặm (khoảng 151 km).
Vệ tinh viễn thông của Nga bị phá hủy
“Nguyên nhân chính xác khó có thể tìm ra ngay lập tức, chúng tôi sẽ nghiên cứu từ xa”, Oleg Ostapenko – người đứng đầu Roscosmos - cho biết.
Khi khởi động, vệ tinh dự định sẽ được đưa vào một quỹ đạo địa tĩnh, từ đó, vệ tinh sẽ tiến tới vị trí hoạt động của mình (độ cao 22300 dặm phía trên đường xích đạo). “Vệ tinh đã bị vỡ ra, một phần rơi vào Siberia và một phần rơi vào Thái Bình Dương”, phương tiện truyền thông của Nga đưa tin.
Tên lửa đẩy Proton-M
Vệ tinh (có tên gọi Express-A4MR) được chế tạo tại Châu Âu với giá 200 triệu USD nhằm mục đích là để cung cấp truy cập internet băng thông rộng cùng những dịch vụ điện thoại và truyền hình với chi phí thấp hơn cho những người dân ở vùng sâu vùng xa của Nga.
Được xây dựng bởi Cục hàng không vũ trụ không gian của Nga, vệ tinh nặng 12720 pound ( 5,77 tấn) mang theo 10 ăng-ten có khả năng phát tín hiệu về Trái Đất trên 4 băng tần thông tin liên lạc và được dự định cung cấp dịch vụ với một sứ mệnh kéo dài 15 năm.
Tên lửa đẩy Proton-M bắt đầu rời bệ phóng
Được biết Proton-M đã bị thất bại 5 lần trong 36 lần phóng từ tháng 12 năm 2010.
“Việc ra mắt vệ tinh sẽ bị ngưng lại và tất cả các tên lửa đẩy Proton sẽ ở lại căn cứ cho đến khi có một cuộc điều tra về kết quả của sự thất bại này và đưa ra cách khắc phục”, các quan chức cho biết.
Tên lửa đẩy cùng vệ tinh nổ tung
Hồi tháng 10/2013, Nga đã sa thải lãnh đạo trước đó của Roscosmos - ông Vladimir Popovkin, sau chưa đầy 2 năm được bổ nhiệm vì để xảy ra hàng loạt vụ phóng hỏng và những vụ việc đáng tiếc khác làm ảnh hưởng đến ngành vũ trụ lâu đời của Nga.
Theo TechTimes