Admin Administrator
Tên Thật : Trần Trung Đức Tổng số bài gửi : 203 Ngày gia nhập : 03/03/2010 Đang sống tại : Lâm Đồng Làm việc tại : DLU Giới tính :
| Tiêu đề: Tiêu điểm: Truyền hình trả tiền cần cơ chế quản lý mới 2011-03-04, 11:12 pm | |
| (E-info) - Truyền hình cáp hay còn gọi là truyền hình trả tiền thời gian qua đã tạo thêm kênh thông tin tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Truyền hình trả tiền tại Việt Nam hoạt động với nhiều phương thức kỹ thuật truyền dẫn khác nhau: truyền hình cáp (analoz: kỹ thuật tương tự; digital: kỹ thuật số); IPTV; Truyền hình kỹ thuật số mặt đất; DTH và Truyền hình di động... Các kênh truyền hình cáp hiện nay đang hướng dần đến cải tiến chất lượng nội dung , những chương trình phát hình ngày càng được cải thiện. Hoạt động truyền hình trả tiền đang trở thành một ngành kinh doanh dịch vụ, kỹ thuật sôi động, tạo nhiều công ăn việc làm và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động này thời gian qua đã bộc lộ những hạn hế như tỷ lệ không cân đối giữa kênh chương trình truyền hình nước ngoài và trong nước, việc biên tập nội dung còn chưa chặt chẽ, thiếu nguồn lực tài chính và con người, cạnh tranh không lành mạnh, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh riêng hoạt động truyền hình trả tiền.Theobáo cáo của Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đến nay đã có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 9 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp, 9 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp. Trong đó, VCTV là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình lớn nhất trong cả nước với mạng truyền hình cáp của VCTV cung cấp tới 18 tỉnh, thành phố trên cả nước với trên 600.000 thuê bao, sao đó là SCTV đang cung cấp dịch vụ đến 8 tỉnh,thành phố với khoảng 550.000 thuê bao và HTVC đến 8 tỉnh, thành phố với khoảng 500.000 thuê bao. Hệ thống truyền hình cáp cả nước đang phục vụ khoảng trên 2 triệu thuê bao.
Vào tháng 9 năm 2003, lượng thuê bao của hệ thống truyền hình trả tiền mới chỉ đạt con số khoảng 80.000 thuê bao tập trung Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 6 năm sau, số thuê bao đã tăng thêm 20 lần. So với nhiều nghành dịch vụ khác, có thể nói kinh doanh hoạt động truyền hình trả tiền đang trở thành một trong những ngành kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn có tốc độ phát triển thuê bao nhanh với số lượng thuê bao truyền hình cáp lớn nhất trên cả nước với trên 1.000.000 thuê bao, tiếp sau là Hà Nội (gần 120.000 thuê bao), Đà Nẵng (gần 80.000 thuê bao), Hải Phòng (khoảng 70.000 thuê bao).
Đài Truyền hình Việt Nam và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC hiện đang cung cấp dịch vụ trả tiền bằng công nghệ DTH trên phạm vi cả nước với khoảng 130.000 thuê bao. Có 4 đơn vị đang được cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ truyề hình giao thức Internet trên mạng viễn thông gồm: Tập đoàn Bưu chinh Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC và công ty cổ phần Viễn thông FPT. Tuy nhiên hiện chỉ có Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đang thực hiện thử nghiệm cung cấp dịch vụ IPTV trên diện hẹp với số lượng khoảng 10.000 thuê bao.
Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương đang sử dụng công nghệ số mặt đất để cung cấp các chương trình truyền hình đến khoảng 2 triệu thuê bao. Do chi phí trả cho việc hưởng thụ dịch vụ tra tiền băng công nghệ DTH còn cao so với mặt băng thu nhập của người dân nên số lượng thuê bao chưa nhiều, mặt dù công nghệ truyền dẫn này không bị hạn chế về khoảng cách địa lý. Mức phí lắp đặt thiết bị thu tín hiệu DTH của VTV hiện nay là 1.940.000 đồng, VTC là 3.000.000 đồng, phí thuê bao DTH của VSTV là 800.000 đồng/năm và phí thuê bao DTH của VTC là 1.140.000/năm.
Mức phí lắp đặt của các mạng truyền hình cáp phổ biến ở mức từ 500.000 – đến 650.000/ thuê bao. Đà nẵng là địa phương có mức phí lắp đặt cao nhất với 800.000/thuê bao, tiếp sau Bình Phước với 790.000/thuê bao. Mức phí thuê bao truyền hình cáp hàng tháng phổ biến ở mức 45.000 đến 55.000/ thuê bao. Hòa Bình, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là những địa phương có mức phí thuê bao truyền hình cáp lớn hơn với các địa phương khác với mức phí từ 55.000 – 80.000đ/thuê bao/tháng. Xét về lý thuyết, hiện nay, tại bất kỳ điểm nào của Việt Nam, người dân cũng có thể sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền (hoặc bằng công nghệ truyền dẫn cáp, DTH hay kỹ thuật số mặt đất). Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống truyền hình cáp chỉ mới tập trung phục vụ các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn đông dân cư; diện phủ dịch vụ truyền hình cáp tại vùng nông thôn rất thấp và không có ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa với lý do cơ bản là do mật độ dân cư thưa thớ và thu nhập của người dân rất thấp không đủ để chi phí cho loại hình dịch vụ này.
Truyền hình trả tiền là loại hình phổ biến và bước đầu đã đột phá và chiếm lĩnh các đô thị lớn, nó mang lại hiệu quả xã hội tích cực cho cộng đồng. Tuy nhiên, Vấn đề quản lý nhà nước đối với Truyền hình trả tiền tại Việt nam như chiếc áo đã chật. trước mắt cần có cơ chế quản lý và vận hành truyền hình trả tiền một cách hợp lý và khoa học để tạo điều kiện cho nó phát triển tốt đẹp và bền vững trong tương lai. Trong quá trình xây dựng Dự thảo, Bộ TT&TT đã tiếp thu rất nhiều ý kiến góp ý của các tổ chức và cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo Quy chế đến lần thứ 9. Cuộc họp Ban soạn thảo với các Bộ liên quan chiều nay 22/3/2010 để công bố và lấy ý kiến góp ý lần cuối cho Dự thảo lần thứ 10. Những ý kiến khác nhau đã được đưa ra thảo luận gồm: khái niệm đại lý cung cấp kênh chương trình nước ngoài tại Việt Nam; cấp phép kênh chương trình trong nước; bảo đảm chất lượng dịch vụ; chế tài xử phạt; các khoản phí và lệ phí; điều kiện, thủ tục, trình tự cấp phép sản xuất chương trình trong nước riêng cho THTT; thời hạn, thủ tục xin cấp phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông; kênh chương trình nước ngoài.
Dự thảo Quy chế gồm 6 chương, 31 điều đề cập đến quản lý thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh, cung cấp nội dung trên THTT, cung cấp và sử dụng dịch vụ THTT, cung cấp hạ tầng mạng THTT, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền sẽ là văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh toàn diện hoạt động của hệ thống truyền hình trả tiền cả về nội dung và kỹ thuật, dịch vụ. Để xây dựng dự thảo, Bộ TT&TT đã thực hiện việc đánh giá thực trạng tình hình hoạt động truyền hình trả tiền trong những năm qua, thành lập Ban soạn thảo (tháng 4/2009), tổ chức nhiều hội thảo, xin ý kiến đóng góp của nhiều Bộ, Ngành có liên quan và nhân dân (lấy ý kiến rộng rãi trên website Bộ TT&TT). Theo dự thảo, nội dung thông tin trên hoạt động truyền hình trả tiền (THTT) được quản lý theo quy định của pháp luật về báo chí, việc quản lý hạ tầng kỹ thuật truyền hình trả tiền sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông. E-info
|
|
Dom_xam Thành viên năng nổ
Tên Thật : Đoàn v Ngà Tổng số bài gửi : 431 Ngày gia nhập : 15/11/2010 Tuổi : 37 Làm việc tại : Hải Dương Giới tính :
| Tiêu đề: Re: Tiêu điểm: Truyền hình trả tiền cần cơ chế quản lý mới 2011-03-05, 12:09 am | |
| Em rất ngại đọc bài viết dài dòng. Bác chốt hạ 1 câu cuối bài viết đi. Đọc thấy lan man quá. Chả hiểu gì cả. |
|